Lập trình theo Mô hình 3 lớp

Lập trình theo Mô hình 3 lớp

Khi bạn mới tiếp xúc với Windows Form và ADO.NET, việc lập trình bắt đầu trở lên phức tạp khi dự án lớn dần. Bởi vậy để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những mô hình lập trình như vậy đó là Mô hình 3 lớp (Three Layers).

Trong bài viết này không tôi không tham vọng trình bày lại chi tiết mô hình thiết kế ứng dụng 3 lớp mà chỉ tóm tắt ngắn gọn lại những điểm chính của nó mà tôi đã nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó tôi gửi tới các bạn một số Links, Book liên quan đến mô hình 3 lớp. Và ở cuối bài viết là Link download một ứng dụng tôi viết Demo theo mô hình 3 lớp với Windows Form và ADO.NET - Ứng dụng quản lý bán sách - BookShop.

Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Presentation LayersBusiness Layers, và Data Layers. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.

Lập trình theo Mô hình 3 lớp

Kiến trúc mô hình 3 lớp

Bây giờ tôi sẽ mô tả tóm tắt về 3 lớp như sau:

1.    Presentation Layers

Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì bạn có thể dùng Windows FormsASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.

Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface Process Components.

UI Components: là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các TextBox, các Button, DataGrid…

UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard…

Lưu ý : Lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. Và hơn nữa nếu sử dụng như vậy thì đâu cần đến 3 lớp phải không bạn?

2.    Business Logic Layer

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của mình.

Trong lớp này có các thành phần chính là Business ComponentsBusiness Entities và Service Interface.

Service Interface: là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớpPresentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào.

Business Entities: là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ thống xử lý. Các Business Entities này cũng được dùng để trao đổi thông tin giữa lớp Presentation và lớp Data Layers.

Business Components: là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic (constraints), các qui tắc nghiệp vụ (Business Rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng.

3.    Data Layers

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access LogicData SourcesServive Agents).

Data Access Logic Components (DAL) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu – Data Sources như RDMBS, XML, File systems…. Trong .NET Các DAL này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thư viện O/R Mapping này trong một bài viết khác.

Service Agents: là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên ngoài một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại.

Các bạn đã tìm hiểu qua các đặc điểm của từng lớp trong mô hình 3 lớp. Đây là những kiến thức tóm tắt về 3 lớp, bạn nào muốn tìm hiểu kỹ có thể tham khảo các bài viết do chính các chuyên gia của Microsoft viêt lên:

    http://msdn.microsoft.com/en-us/library/ff648105.aspx

    http://msdn.microsoft.com/en-us/library/ee658109.aspx

Hoặc bạn có thể Download cuốn sách “Application Architecture for .NET: Designing Applications and Services” của Microsoft. Đây là cuốn sách rất hữu ích và mô tả rất chi tiết về thiết kế ứng dụng theo mô hình 3 lớp. Tuy nhiên tài liệu này là Tiếng Anh. Hi vọng không quá khó khăn với các bạn đang đam mê Công nghệ.

Tại buổi Seminar gần đây, tôi cũng đã phân tích cho các bạn cách thiết kế một dự án Windows Forms theo mô hình 3 lớp. Ở đó các bạn đã được biết đến có rất nhiều cách đặt tên cho các thành phần của 3 lớp như:

Cách 1: GUI, BUS, DAL

Cách 2: GUI, BLL, DAO, DTO

Cách 3: Presentation, BLL, DAL

…..

Vậy lựa chọn cách nào là đúng!? Đó không hẳn là điều quan trọng mà quan trọng hơn là bạn biết cách viết, viết đúng bản chất của từng lớp. Cách chia dự án trong Ứng dụng demo BookShop của tôi cũng chỉ là 1 trong số rất nhiều cách. Hi vọng đó cũng là một cách để các bạn tham khảo.

Download Demo Three Layers – BookShop

Chúc bạn thành công!

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Bình luận (0)

 

Add Comment

Filtered HTML

  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Các thẻ HTML được chấp nhận: <a> <em> <strong> <cite> <blockquote> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd>
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.

Plain text

  • No HTML tags allowed.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Broad Match Modifier: từ khóa mở rộng bổ sung

Tìm hiểu về Broad Match Modifier

Chúng tôi đã có một bài viết giới thiệu 4 dạng từ khóa trong quảng cáo google adwords: từ khóa mở rộng, từ khóa cụm từ, từ khóa chính xác và từ khóa phủ định. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục giới thiệu thêm một dạng từ khóa mới: từ khóa mở rộng bổ sung – Broad Match Modifier, từ khóa này có biên độ nằm giữa từ khóa mở rộng và từ khóa cụm từ.

Cài đặt Verax NMS trên SuSE, RedHat và Debian

Cài đặt Verax NMS trên SuSE, RedHat và Debian

Verax NMS là một khả năng mở rộng tích hợp các dịch vụ IT đảm bảo giải pháp cho quản lý cross-silos và giám sát hệ thống mạng, trung tâm dữ liệu, các ứng dụng và đám mây.

The State of Drupal: Building the Future

Theo dòng thời gian xây dựng CMS Drupal

Has it been six years already? I'm astounded. Drupal in 2004 was really really really different. 

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung