Bài bình luận gần đây

  • Reply to:

    Nội dung khóa học lập trình WEB với REACT JS

      10 months 4 tuần ago

    Cơn ác mộng nợ công của Mỹ

    Chính trường Mỹ đang nỗ lực chốt phương án tăng trần nợ công, nhưng dù thành công thì vẫn không xua được rủi ro cho nước này lẫn thế giới.

    Trên một bức tường ở Manhattan, cách Quảng trường Thời đại (New York) không xa, đồng hồ nợ công của Mỹ đã tăng từ 3.000 tỷ USD (khi nó được khánh thành vào năm 1989) lên hơn 31.000 tỷ USD. Sau nhiều năm nhảy số liên tục mà không có cuộc suy thoái nào rõ ràng, cộng với việc bị di dời từ một góc phố đông đúc sang một lối đi yên tĩnh, chiếc đồng hồ ít được ai để ý đến.

    Nhưng giờ thì đà leo thang không ngừng của nợ công mà chiếc đồng hồ phản ánh đang trở thành mối bận tâm lớn. Các con số hiện tăng vọt so với trần nợ công của Mỹ và đó là một rủi ro không chỉ riêng nước này mà là nền kinh tế toàn cầu.

    Trần nợ công là mức tối đa số tiền mà quốc hội cho phép chính phủ Mỹ vay để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, từ trả bảo hiểm y tế đến lương cho quân đội. Mức trần tổng nợ hiện tại là 31.400 tỷ USD, tương đương 117% GDP Mỹ. Hôm 1/5, Bộ trường Tài chính Janet Yellen cảnh báo rằng chính phủ sẽ cạn kiệt dự trữ tiền mặt và các phương thức để huy động ngân sách ngay sau ngày 1/6.

    Tại thời điểm đó, Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ quốc gia hoặc cắt giảm mạnh chi tiêu nhà nước. Một trong hai kết quả cũng đều sẽ tàn phá thị trường toàn cầu, theo The Economist.

    Bởi lẽ, việc vỡ nợ sẽ làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tài chính quan trọng nhất thế giới. Trong khi, lựa chọn cắt giảm ngân sách quy mô lớn có thể gây ra suy thoái sâu sắc cho nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

    Ngay cả khi quốc hội nước này xoay xở để nâng trần nợ trước khi bất cứ điều gì nghiêm trọng xảy ra, thì động thái này cũng là hồi chuông cảnh báo về tình hình sức khỏe tài chính đang suy giảm và khó phục hồi của Mỹ.

    Đồng hồ nợ công của Mỹ tại Manhattan, New York

    Economist cho biết trần nợ công là một sáng tạo chính trị của Mỹ mà không có bất kỳ ý nghĩa kinh tế cơ bản nào, và chẳng quốc gia nào khác tự trói tay mình thô bạo như vậy. Và vì là "sáng tạo chính trị" nên nó cũng cần "giải pháp chính trị".

    Các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng vì không chắc chắn liệu đảng Dân chủ và Cộng hòa có thể cùng nhau giải quyết vấn đề này hay không. Lợi tức trái phiếu kho bạc đáo hạn vào đầu tháng 6 đã tăng một điểm phần trăm sau cảnh báo của bà Yellen, dấu hiệu cho thấy ít người muốn nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ hơn.

    Một dự luật do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đề xuất nâng trần nợ công vào năm 2024, đồng thời cắt giảm hàng nghìn tỷ USD chi tiêu trong thập kỷ tới và bỏ các kế hoạch chống biến đổi khí hậu. Dự luật đã được Hạ viện - do đảng Cộng hòa kiểm soát, thông qua vào ngày 27/4, nhưng vì không được đảng Dân chủ khởi xướng nên nó sẽ không được Thượng viện thông qua.

    Tuy nhiên, người ta cược rằng các chính trị gia Mỹ bằng cách nào đó sẽ tìm ra cách vượt bế tắc như họ đã từng làm trong quá khứ. Tổng thống Joe Biden đã mời các nhà lãnh đạo hai đảng đến Nhà Trắng họp vào ngày 9/5 tới. Tại đó, họ sẽ đàm phán để xây dựng được một dự luật nâng trần nợ công hài lòng đôi bên.

    Nếu và khi điều này xảy ra, đồng hồ nợ công sẽ không còn báo động. Nhưng sự thật không thay đổi là nền tài chính của Mỹ ngày càng bấp bênh. Nói cách khác, thước đo cốt lõi của tính dễ bị tổn thương tài chính không phải là Mỹ đang nợ bao nhiêu mà là thâm hụt ngân sách phình to thế nào.

    Nửa thế kỷ qua, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trung bình khoảng 3,5% GDP một năm. Vài chính trị gia coi mức này là bằng chứng của sự hoang phí. Trong khi, cập nhật mới nhất vào tháng 2, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự báo thâm hụt sẽ ở mức trung bình 6,1% trong thập kỷ tới.

    Theo Economist, đây vẫn là dự báo khiêm tốn vì CBO không tính đến các cuộc suy thoái, mà tính trên điều kiện kinh tế bình thường. Ngay cả khi không chi tiêu lớn như hồi Covid, một cuộc suy thoái vẫn dẫn đến thâm hụt cao hơn khi thu từ thuế giảm trong khi chi tiêu an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp tăng.

    Ngoài ra, ban đầu CBO tính toán chi tiêu cho các khoản trợ cấp cho những thứ như xe điện và năng lượng tái tạo của chính quyền Biden sẽ tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD trong thập kỷ tới. Nhưng vì rất nhiều khoản trợ cấp tiến hành dưới dạng tín dụng thuế không giới hạn nên Goldman Sachs cho rằng thực tế cần 1.200 tỷ USD.

    Hơn nữa, CBO chỉ đưa ra các dự đoán dựa trên luật hiện hành. Khi bối cảnh chính trị thay đổi, luật pháp cũng thay đổi. Vào 2017, Donald Trump cắt giảm thuế hàng loạt, và sẽ hết hạn vào năm 2025. Khi đưa ra các dự đoán, lẽ ra CBO phải giả định rằng chúng chấm dứt như dự kiến. Tuy nhiên, rất ít chính trị gia muốn tăng thuế. Ông Biden cũng đang muốn xóa nợ cho sinh viên, điều sẽ làm tăng thêm thâm hụt.

    Tóm lại, chỉ tính đến các biến số cơ bản, bao gồm chi tiêu cao hơn cho chính sách công nghiệp và việc tiếp tục cắt giảm thuế thì thâm hụt ngân sách trung bình sẽ là 7% trong thập kỷ tới, và đạt gần 8% vào đầu những năm 2030, the Economist.

    Năm này qua năm khác, gia tăng vay mượn sẽ núi nợ quốc gia chồng chất. CBO dự báo nợ liên bang sẽ tăng gấp đôi, lên gần 250% GDP vào giữa thế kỷ. Trước thời điểm đó, đồng hồ nợ ở New York, hiện chạy tới 14 chữ số, sẽ cần thêm số thứ 15 khi nợ công vượt qua 100.000 tỷ USD.

    Không có ngưỡng rõ ràng nào về nợ công hoặc thâm hụt mà nếu vượt qua sẽ trở thành vấn để nghiêm trọng lập tức. Thay vào đó, việc nới rộng hai chỉ số này có tác động theo cách "ăn mòn" nền kinh tế. Khi núi nợ cao hơn, cùng với lãi suất tăng, thì việc trả nợ thêm nhọc nhằn.

    Vào đầu 2022, CBO dự báo lãi suất trung bình cho các khoản vay 3 tháng của Mỹ là 2% trong 3 năm tới, nhưng hiện đã điều chỉnh thành 3,3%. Lãi suất có thể giảm trong tương lai hoặc tiếp tục duy trì mức cao thời gian dài. Trong thế giới lãi suất cao hiện tại, thâm hụt lớn có thể tạo ra rắc rối.

    Để huy động tiền vay, chính phủ phải thu hút một phần tiết kiệm lớn hơn từ khu vực tư nhân. Điều này để lại ít vốn hơn cho chi tiêu của doanh nghiệp, làm giảm khả năng đầu tư. Với ít vốn mới được bơm vào, tăng trưởng thu nhập và năng suất của người dân chậm hơn. Kết quả sẽ là một nền kinh tế vừa nghèo vừa dễ biến động hơn so với khi thâm hụt ngân sách được kiểm soát.

    Nhà Trắng uớc tính quỹ chi trả cho các chương trình an sinh xã hội và y tế sẽ vỡ vào đầu những năm 2030. Thời điểm đó, Mỹ đối diện lựa chọn cơ bản giữa cắt giảm phúc lợi và tăng thuế. Điều tương tự sẽ diễn ra với tất cả các khía cạnh tài chính khác của ngân sách liên bang.

    "Người Mỹ bình thường đã trải qua thế kỷ 21 với những tổng thống nói rằng chúng ta không gặp vấn đề gì. Vậy tại sao bây giờ mọi người phải bận tâm với những cải cách khó khăn?", Douglas Holtz-Eakin, người đứng đầu CBO thời George W. Bush nói. Ông dự báo sẽ có một thể hệ cử tri không thể có được bất cứ thứ gì họ muốn, vì tiền đã được dùng trước trong quá khứ.

    Người đứng đầu CBO thời Barack Obama là Doug Elmendorf nói đảng Cộng hòa đã học được rằng việc cắt giảm phúc lợi là độc hại trong khi Dân chủ biết phải tránh việc tăng thuế. Cả hai hướng tiếp cận đó đều hao tốn rất lớn ngân sách liên bang. "Vì vậy, mỗi bên ngày càng khó phát triển một kế hoạch chính sách tài khóa bền vững, chứ đừng nói đến việc thống nhất được một bộ chính sách", ông nói.

  • Reply to:

    Rốt cuộc thì bạn yêu Lặng vì lẽ gì?

      10 months 4 tuần ago

    Chủ tịch Fed cảnh báo không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ

    Ông Jerome Powell cho rằng nếu không nới trần nợ công sẽ là rủi ro chưa từng có tiền lệ và gây ra hậu quả khó lường với Mỹ.

    "Chúng ta đang trong thời kỳ thiếu chắc chắn. Các tác động lên nền kinh tế Mỹ có thể tiêu cực và khó lường", Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo hôm 3/5, "Mọi người không nên nghĩ rằng Fed có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi các tác động trong ngắn hạn và dài hạn từ việc vỡ nợ".

    Powell cho biết các quan chức Fed có thảo luận về trần nợ công và coi đây là một rủi ro. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến quyết định về lãi suất của họ. Fed hôm qua nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), đưa lãi suất tham chiếu lên 5-5,25%.

    Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo hôm 3/5/2023 tại Mỹ

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đầu tuần này cảnh báo với các nghị sĩ Mỹ rằng cơ quan này chỉ có thể sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để giữ nợ công trong giới hạn đến đầu tháng 6. Vì vậy, giới chức Mỹ hiện chỉ còn một tháng để đạt thỏa thuận nâng trần nợ công, tránh việc chính phủ vỡ nợ. Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó đã mời 4 lãnh đạo hàng đầu tại Quốc hội ngày 9/5 đến Nhà Trắng để họp.

    Trước đó, hồi tháng 1, Yellen đã thông báo với các nghị sĩ rằng chính phủ chỉ còn đủ tiền chi trả đến đầu tháng 6, nếu không tăng trần nợ. Mỹ đã chạm trần nợ công từ tháng 1. Tuy nhiên, vài tháng qua, các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn chưa thống nhất được về trần nợ mới.

    Đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ hiện vẫn bất đồng. Tháng trước, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarth đưa ra kế hoạch giảm chi 4.500 tỷ USD và tăng trần nợ thêm 1.500 tỷ USD. Ông cho biết đây sẽ là cơ sở để đàm phán vấn đề này trong vài tuần tới.

    Tuy nhiên, dự luật này sau đó không được thông qua tại Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát. Tổng thống Mỹ Joe Biden thì cho biết ông sẵn sàng thảo luận các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách, nhưng việc này nên tách biệt khỏi vấn đề trần nợ.

    Powell hôm qua khẳng định Fed không tham gia vào quá trình đàm phán này. "Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bên nào cả. Chúng tôi chỉ nói rằng đây là vấn đề quan trọng cần phải hoàn thành", ông nói.

  • Reply to:

    Khu cắm trại Dalat Camp nghe tiếng róc rách của dòng suối trong lành

      11 months 6 giờ ago

    Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 22/3 thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), đúng như dự báo của thị trường.

    Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 4,75-5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007.

    Fed đã tăng lãi 9 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Lãi suất này áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng. Dù đây không phải mức mà người tiêu dùng phải trả, động thái của Fed vẫn có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm mà họ tiếp xúc hàng ngày, như vay mua nhà, mua xe, dùng thẻ tín dụng.

    Mức tăng lãi lần này nằm trong dự báo của thị trường, bất chấp các biến động gần đây với ngành ngân hàng toàn cầu. Nhiều ngân hàng liên tiếp bị đóng cửa, khiến Fed phải cân bằng giữa việc giải quyết vấn đề lạm phát, việc làm, với nguy cơ gây ra khủng hoảng tài chính.

    Trong thông báo, quan chức Fed thừa nhận các biến động tài chính gần đây đã gây sức ép lên lạm phát và nền kinh tế. Tuy nhiên, họ vẫn tự tin vào ngành ngân hàng Mỹ. "Hệ thống ngân hàng Mỹ rất vững mạnh", báo cáo viết.

    Chủ tịch Fed Jerome Powell trong buổi họp báo ngày 22/3/2023

    Nhiều nhà kinh tế học đã thúc giục Fed ngừng tăng lãi suất. Sự hỗn loạn của thị trường ngân hàng hai tuần gần đây làm dấy lên lo ngại Fed sẽ không chỉ đẩy nền kinh tế vào suy thoái, mà còn khiến thêm nhiều nhà băng sụp đổ.

    Nguyên nhân là quá trình nâng lãi khiến giá trị trái phiếu chính phủ và nhiều chứng khoán khác đi xuống. Đây là nguồn vốn quan trọng với phần lớn ngân hàng Mỹ. Khi Silicon Valley Bank buộc phải bán gấp trái phiếu và chịu lỗ, họ rơi vào khủng hoảng thanh khoản và sụp đổ.

    Tuy nhiên, quyết định hôm qua của Fed đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng ổn định giá cả vẫn là ưu tiên hàng đầu. Quan chức Fed dự báo lãi suất vào khoảng 5,1% cuối năm nay, đồng nghĩa tăng thêm một lần với mức 25 điểm cơ bản nữa.

    Hồi tháng 3, Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ lãi suất có thể lên cao hơn và duy trì lâu hơn dự kiến. Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy họ không nhất thiết phải làm điều này để hạ nhiệt nền kinh tế.

    GDP thực của Mỹ ước tính tăng 0,4% năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 0,5%. Tỷ lệ thất nghiệp cuối năm sẽ vào khoảng 4,5%, tăng so với 3,6% tháng trước.

    Trong buổi họp báo sau quyết định nâng lãi, ông Powell cho biết đây là hậu quả chấp nhận được. "Chúng tôi phải đưa lạm phát về 2%. Quá trình này sẽ phải trả giá. Nhưng nếu không ghìm được lạm phát, cái giá đó sẽ đắt đỏ hơn nhiều". Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo ưa thích của Fed - được dự báo tăng tốc lên 3,3% năm nay.

    Khi được hỏi về sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank, cùng các biến động gần đây trong ngành ngân hàng, Powell trả lời: "Rõ ràng là chúng ta cần siết kiểm soát và quy định".

    Ông cho biết Fed đang thực hiện một cuộc đánh giá nội bộ và cam kết tiếp tục theo sát tình hình, sẵn sàng "dùng mọi công cụ trong khả năng để đảm bảo sự an toàn và vững mạnh của hệ thống ngân hàng".

  • Reply to:

    Tiệm trà sữa Oolong siêu ngon mới xuất hiện tại Đà Lạt

      11 months 6 giờ ago

    Ván cược của Fed khi nâng lãi suất

    Chưa đầy 2 tuần sau vụ sụp đổ lớn thứ hai ngành ngân hàng Mỹ, Fed vẫn tăng lãi và đánh cược khủng hoảng tài chính quy mô lớn không thể xảy ra.

    Hôm 22/3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%). Đây là lần nâng lãi thứ 9 liên tiếp của cơ quan này, bất chấp các biến động gần đây trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.

    Chủ tịch Fed Jerome Powell thậm chí ám chỉ Fed có thể tiếp tục nâng lãi và đưa mức trần lên cao hơn dự kiến nếu cần thiết. Trong họp báo sau đó, ông cũng nói rằng giới chức không có dự định giảm lãi năm nay.

    Giới phân tích nhận định quan chức Fed đang tham gia một ván cược đầy rủi ro, rằng dù biến động gần đây trong ngành ngân hàng có thể làm chậm lại nền kinh tế nhưng không thể xảy ra khủng hoảng tài chính quy mô lớn. Fed cho rằng khác với năm 2007, việc nâng cao tiêu chuẩn về thanh khoản, vốn, cùng các biện pháp hỗ trợ ngân hàng mạnh tay thời gian qua, sẽ khoanh vùng được vấn đề hiện tại.

    "Họ nghĩ rằng mình có đủ công cụ để kiềm chế biến động trong hệ thống ngân hàng", Jay Bryson - kinh tế trưởng Wells Fargo nhận định, "Nhưng vẫn có rủi ro rằng họ quyết định sai".

    Chủ tịch Fed Jerome Powell

    Trong cuộc họp báo hôm 22/3, Powell lặp lại nhận định khi hoạt động cho vay của các ngân hàng gặp trục trặc, tác động lan truyền là rất khó dự báo. Ông cũng bất ngờ trước diễn biến nhanh của các sự kiện. "Silicon Valley Bank bị rút tiền nhanh đến mức hai tuần sau, giới chức phải tự hỏi mình: ‘Chuyện này đã xảy ra như thế nào?", Powell nói.

    Khi đó, Fed đã gấp rút đưa ra công cụ cho vay khẩn cấp để hạn chế tác động lan truyền từ vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank. Hôm qua, Powell cũng trấn an rằng các động thái của giới chức cho thấy "tất cả tiền gửi đều an toàn". Hệ thống ngân hàng Mỹ cũng vậy.

    Tuy nhiên, khi Powell tổ chức họp báo, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng điều trần trước Thượng viện Mỹ. Bà khẳng định giới chức hiện không xem xét phương án nâng giới hạn bảo hiểm tiền gửi, hiện ở mức 250.000 USD.

    Bình luận của Yellen đã khiến đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng tốc. Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà giảm. Một số nhà đầu tư từng kỳ vọng nâng giới hạn bảo hiểm tiền gửi sẽ giúp khủng hoảng ngân hàng không lan rộng.

    Các nhà kinh tế học tại Bloomberg Economics thì cho rằng Fed đã cân nhắc lợi hại của chiến lược chờ đợi - quan sát hay tiếp tục nâng lãi suất. Và cơ quan này đã chọn cách thứ hai. Điều này cho thấy cam kết của Fed với việc ổn định giá cả. Họ tin rằng Fed đã lựa chọn đúng.

    Powell cũng lo ngại về rủi ro tài chính. Tuy nhiên, ông khẳng định điều này "chỉ có tác động khiêm tốn lên nền kinh tế và lạm phát sẽ vẫn cao". Bên cạnh đó, việc giảm cho vay cũng có thể kéo tiêu dùng và nhu cầu xuống thấp. "Khi đó, chúng ta không cần can thiệp bằng chính sách tiền tệ nữa", Powell nói.

    Dù vậy, vẫn còn một kịch bản khác, là tỷ lệ thất nghiệp tăng trong bối cảnh hệ thống tài chính vẫn mong manh. Điều này có thể châm ngòi cho làn sóng vỡ nợ hộ gia đình, càng gây sức ép lên các ngân hàng.

    "Đây là chu kỳ tăng lãi suất mạnh nhất 40 năm. Khi càng thắt chặt mạnh tay, bạn càng khó kiểm soát hậu quả", James Knightley – kinh tế trưởng tại ING cho biết, "Việc này làm tăng rủi ro gây ra biến động tài chính – kinh tế".

    "Có lẽ chính Powell và Fed cũng chưa chắc chắn về quy mô, thời gian và tác động của việc thắt chặt tiêu chuẩn cho vay lên các ngân hàng", Kathy Bostjancic – kinh tế trưởng tại Nationwide Life Insurance nhận định. Bà cho rằng việc nâng lãi có thể phần nào chịu tác động từ thị trường, khi phần lớn dự báo Fed nâng thêm 25 điểm cơ bản. Chính Powell cũng tiết lộ quan chức Fed từng cân nhắc "ngừng nâng lãi suất trong vài ngày trước phiên họp".

    "Chúng ta chỉ biết rằng lạm phát hiện quá cao", Phil Orlando – chiến lược gia cổ phiếu tại Federated Hermes nhận định, "Họ đang làm những việc cần làm để đưa lạm phát quay về mục tiêu".

    Hai tháng đầu năm, lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao, với lần lượt 6,4% và 6%. Trong khi đó, mục tiêu của Fed là 2%.

    Thị trường đang dự báo Fed giảm lãi suất từ năm nay. Đây sẽ là tín hiệu Fed nhận thấy nguy cơ suy thoái đang đến gần.

  • Reply to:

    Nói về Đà Lạt - Trong Rừng Có Một Buổi Tiệc

      11 months 6 giờ ago

    Quan chức Fed chia rẽ về việc nâng lãi suất

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp vào tháng tới, nhưng quan chức Fed dường như chưa thể thống nhất về việc nâng hay giữ nguyên lãi suất.

    Trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo! Finance hôm 11/4, Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết họ vẫn còn nhiều việc phải làm để hạ nhiệt giá cả. Quan điểm này trùng với phát biểu của một số lãnh đạo Fed khác vài ngày gần đây. Họ muốn Fed tiếp tục nâng lãi, bất chấp các biến động trong ngành ngân hàng.

    Trong khi đó, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee lại kêu gọi "sự thận trọng và kiên nhẫn" khi đánh giá tác động kinh tế của việc thắt chặt tín dụng. Đây là quan chức Fed đầu tiên gợi ý cơ quan này có thể ngừng nâng lãi.

    "Trong bối cảnh tác động của các thách thức tài chính chưa rõ ràng, tôi nghĩ chúng ta cần thận trọng", ông cho biết trong một sự kiện của Economic Club of Chicago. "Những gì cần làm là thu thập thêm dữ liệu và thận trọng về việc nâng lãi quá mạnh tay, cho đến khi chúng ta nhìn thấy được các thách thức sẽ ghìm lạm phát đến mức nào", ông nói thêm.

    Chủ tịch Fed New York John Williams.

    William cho biết dự báo hồi tháng 3 của Fed là tăng lãi thêm một lần nữa trong năm nay, sau đó sẽ dừng lại. Dù vậy, kế hoạch này còn phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới. "Chúng tôi phải làm những gì cần thiết để hạ lạm phát xuống", ông nói. Lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

    Tháng trước, cơ quan này nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), đưa lãi suất tham chiếu lên 4,75-5%. Năm ngoái, các số liệu này là gần 0%.

    Nhà đầu tư hiện dự báo Fed sẽ nâng lãi trong cuộc họp chính sách tháng 5, nhưng sẽ bắt đầu giảm lãi cuối năm nay. Đây là điều quan chức Fed chưa đề cập.

    Williams cho rằng dự báo của thị trường phản ánh rủi ro suy thoái và lạm phát giảm tốc nhanh hơn kỳ vọng. "Lạm phát đúng là có dấu hiệu giảm tốc, nhưng vẫn rất cao. Việc của chúng tôi là đưa số liệu này về 2%", ông nói.

    Việc nhiều ngân hàng sụp đổ trong tháng trước khiến triển vọng ngành này bất ổn. Tuy nhiên, phần lớn quan chức Fed tiếp tục nhấn mạnh cam kết hạ giá. Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari tháng trước cho biết biến động trong ngành ngân hàng phải chờ thêm một thời gian nữa mới thể hiện hết tác động. Vì thế, Fed vẫn cần giảm lạm phát.

    Trong một sự kiện tại Đại học Montana hôm 11/4, ông nhắc lại quan điểm này và cho biết thời kỳ tồi tệ nhất với ngành ngân hàng đã qua. "Tôi chưa thể khẳng định chắc chắn điều này, nhưng các tín hiệu khá tích cực. Các rủi ro đã được nhận thức đầy đủ và sự bình tĩnh đã quay trở lại", ông nói.

    James Bullard – Chủ tịch Fed St. Louis nói rằng các nỗ lực bình ổn tài chính của Fed đã có tác dụng và cơ quan này nên tiếp tục nâng lãi suất. Loretta Mester – Chủ tịch Fed Cleveland cũng khẳng định quan chức Fed cần nâng lãi "lên cao hơn một chút" và giữ ở mức này thêm một thời gian nữa.

    Các số liệu gần đây cho thấy các ngân hàng đang giảm cho vay khi ngành này biến động. Một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Độc lập Liên bang chỉ ra ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ của Mỹ gặp khó khi đi vay trong tháng 3. Tuần trước, Fed cho biết hoạt động cho vay của ngân hàng cũng giảm kỷ lục trong 2 tuần cuối tháng 3.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ lại tạo thêm 236.000 việc làm trong tháng vừa qua. Tỷ lệ thất nghiệp giảm về 3,5%. Đây là tín hiệu thị trường việc làm vẫn vững chắc, bất chấp triển vọng vĩ mô thiếu chắc chắn.

    Hôm nay, Mỹ sẽ công bố lạm phát tháng 3. Các nhà kinh tế học dự báo lạm phát lõi (trừ giá năng lượng và thực phẩm) nước này là tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, gần như tương đương tháng trước đó.

    Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker thì ủng hộ việc nâng lãi lên trên 5%, sau đó giữ nguyên. "Nếu lạm phát không thay đổi, tôi nghĩ chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa. Nhưng ở thời điểm này, tôi không nhận thấy lý do chúng ta cần nâng liên tục, sau đó lại giảm nhanh chóng. Cứ dừng ở đây thôi", ông cho biết trong một sự kiện ở Philadelphia hôm qua.

  • Reply to:

    Hiểu Đà Lạt - Một Ngày Ở Trong Rừng

      11 months 6 giờ ago

    Fed dự báo khủng hoảng ngân hàng đẩy Mỹ vào suy thoái năm nay

    Đây là lần đầu tiên trong chu kỳ nâng lãi suất được Fed dự báo suy thoái, một phần do vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank.

    Từ tháng 11/2022, các chuyên gia kinh tế tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục dự báo tăng trưởng của nước này chậm lại và nền kinh tế yếu đi. Đến cuộc họp tháng 3, theo biên bản họp vừa được công bố, họ cho rằng khủng hoảng ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro suy thoái.

    Xét đến các tác động kinh tế tiềm tàng của cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại, các chuyên gia của Fed dự báo "ở thời điểm cuộc họp chính sách tháng 3 rằng một cuộc suy thoái nhẹ có thể bắt đầu trong năm nay".

    Đây là lần đầu tiên trong chu kỳ nâng lãi hiện tại, Fed dự báo suy thoái. "Điểm chính trong biên bản ghi nhớ của cơ quan này là dự báo suy thoái cuối năm nay. Khả năng hạ cánh mềm sẽ sớm biến mất", Nancy Davis – nhà sáng lập Quadratic Capital Management nhận xét trên CNN.

    Tháng trước, quan chức Fed thống nhất chỉ nâng lãi ở mức 25 điểm cơ bản (0,25%) do biến động trong ngành ngân hàng làm dấy lên nỗi lo các nhà băng bị rút tiền. Biên bản này cũng cho thấy sự thiếu chắc chắn với quyết định trên. Do nó được đưa ra chỉ vài ngày sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank.

    "Một số quan chức cho rằng trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và các số liệu kinh tế gần đây ổn định, họ sẽ nâng lãi thêm 50 điểm cơ bản nếu không có biến động trong ngành ngân hàng", biên bản cho biết.

    Cũng theo các nhà hoạch định chính sách, động thái của Fed và các cơ quan chính phủ khác tại Mỹ đã giảm thiểu được rủi ro lan truyền, bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ, dập tắt các lo ngại và bình ổn tình hình trong ngành. Vì thế, họ cho rằng quyết định phù hợp là vẫn nâng lãi với mức thấp, thay vì dừng hẳn.

    Lãi suất tham chiếu của Fed hiện cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu công bố hôm 12/4 của Bộ Thống kê lao động Mỹ. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp số liệu này hạ nhiệt.

    Biên bản nhận định diễn biến trong ngành ngân hàng cũng có tác động như nâng lãi suất. Do nó siết dòng vốn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó gây sức ép lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát.

    Quan chức Fed đều đồng ý rằng mức độ tác động của những diễn biến này hiện còn chưa rõ ràng, trong bối cảnh họ phải cân bằng giữa kiềm chế lạm phát, ổn định tài chính và xoa dịu các cú sốc kinh tế.

  • Reply to:

    Buổi tối ngồi giữa rừng Dala Waterfall Camping - Dala Travel

      11 months 6 giờ ago

    Fed tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 3/5/2023 thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), bất chấp biến động trong ngành ngân hàng.

    Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5-5,25%. Đây là mức cao nhất trong hơn 15 năm qua.

    Fed đã tăng lãi 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Lãi suất này áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng. Dù đây không phải mức mà người tiêu dùng phải trả, động thái của Fed vẫn có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm mà họ tiếp xúc hàng ngày, như vay mua nhà, mua xe, dùng thẻ tín dụng.

    Việc này diễn ra trong bối cảnh ngành ngân hàng chịu nhiều tổn thương do lãi suất cao. 3 nhà băng tại Mỹ đã sụp đổ chỉ trong gần 2 tháng.

    Thông báo sau phiên họp của Fed tiếp tục nhấn mạnh cam kết ghìm lạm phát. Tuy nhiên, họ không còn khẳng định "thắt chặt thêm nữa có thể là động thái phù hợp" như lần trước. Việc này làm tăng khả năng Fed dừng nâng lãi.

    Trong buổi họp báo sau đó, khi được hỏi về thời đểm ngừng lại, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết họ "sẽ bàn bạc về điều này trong cuộc họp tháng 6". "Hội đồng ủng hộ mạnh mẽ việc nâng lãi lần này, nhưng cũng có thảo luận về dừng lại", ông nói.

    "Mọi người có nói về việc dừng lại, nhưng không nhiều. Chúng tôi có cảm giác rằng mình đã đến rất gần thời điểm đó rồi. Nhưng một lần nữa, tôi nhắc lại rằng việc này sẽ được đánh giá liên tục", Powell cho biết.

    Các cuộc thảo luận tại Fed có thể dồn dập hơn trong vài tuần tới, khi hoạt động đi vay gặp khó khăn và nền kinh tế bị cảnh báo tiến gần đến suy thoái. "Những người theo quan điểm thắt chặt và nới lỏng tại Fed sẽ phải tranh luận về việc các chính sách hiện đã đủ để kéo lạm phát về mục tiêu 2% hay chưa. Họ cần cân nhắc tình trạng của nền kinh tế, hướng đi của lạm phát và hàng loạt rủi ro kinh tế", Joseph Brusuelas - kinh tế trưởng tại RSM US nhận định trên CNN.

    Dù vậy, Powell tỏ ra lạc quan với kinh tế Mỹ. Ông chỉ ra số việc làm mới giảm mạnh không kéo tỷ lệ thất nghiệp lên cao.

    Trong tháng 3, Mỹ tại thêm 9,59 triệu việc làm mới, giảm so với đỉnh 12 triệu cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp một năm qua chưa vượt quá 3,7%.

    Fed nhận định việc thắt chặt điều kiện cho vay có thể giảm tốc nền kinh tế, khiến cơ quan này đạt mục tiêu lạm phát. "Tín dụng bị thắt chặt có thể gây sức ép lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Quy mô tác động của những việc này vẫn còn chưa chắc chắn", thông báo của Fed cho biết.

    Bất chấp sự sụp đổ của First Republic Bank tuần trước, Powell cho rằng các biến động trong ngành ngân hàng không quá đáng ngại. Ông nhận định tình hình "đã cải thiện kể từ tháng 3 và nhiều nhà băng đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản". Nhận định về thương vụ JP Morgan mua First Republic, Powell cho rằng "đây là việc tốt với hệ thống ngân hàng".

  • Reply to:

    Rừng nhiệt đới cafe Đà Lạt đang thu hút giới trẻ bởi không gian của quán

      11 months 1 ngày ago

    Uống rượu ngâm động vật có cải thiện sinh lý?

    Chồng tôi nói uống rượu ngâm động vật như tắc kè, cá ngựa giúp tăng cường sinh lý, cải thiện bản lĩnh nên thường ngâm và uống mỗi ngày.

    Tuy nhiên, gần đây anh thường xuyên đau dạ dày, khó tiêu, ăn không ngon sau mỗi chầu nhậu. Xin bác sĩ tư vấn uống rượu ngâm có giúp tăng cường sinh lý? (Mai, 28 tuổi, Hà Nội)

    Trả lời

    Nhiều người cho rằng uống rượu ngâm động vật quý giúp tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế, nguyên nhân các vụ ngộ độc từ rượu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm khoảng 42%; rượu ngâm cây "thuốc" chiếm khoảng 36%; rượu ngâm động vật và phủ tạng, như ong đất, tắc kè, mật động vật các loại khoảng 10%. Do đó, lạm dụng rượu, kể cả rượu thuốc ngâm đều có hại cho sức khỏe.

    Hiện, chưa có bằng chứng uống rượu ngâm động vật giúp tăng cường sinh lý. Trường hợp uống rượu thuốc không rõ nguồn gốc còn dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận, tăng huyết áp hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Đặc biệt với các loại rượu ngâm động vật, nồng độ cồn sẽ bị giảm dần theo thời gian nên chất đạm tiết ra từ động vật có thể bị ôi, hư và nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc. Chưa kể, một số loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng.

    Để có đời sống tình dục như ý muốn, nam giới cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tốt cho tim mạch, kích thích cơ bắp, thải độc khỏi cơ thể, nâng cao sức khỏe. Nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là hoa quả, rau xanh, uống đủ hai lít nước mỗi ngày.

    Giữ lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Ngủ sớm, đủ giấc, từ 7 đến 8 tiếng một ngày.

    Duy trì quan hệ tình dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của bản thân. Nếu đời sống tình dục có bất thường, hai vợ chồng nên đi khám để kiểm tra sớm. Tuyệt đối không dùng rượu để bồi bổ, dẫn đến tiền mất, tật mang

  • Reply to:

    Coffee Đây giữa Đà Lạt là chiếc quán, ẩn mình dưới con hẻm lặng lẽ yên bình.

      11 months 1 ngày ago

    Có nên ăn nội tạng cá?

    Gia đình tôi rất thích ăn nội tạng cá, nhất là trứng, trong khi nhiều người nói bộ phận này không tốt cho sức khỏe. Xin chuyên gia tư vấn? (Hồng, 30 tuổi, Phú Thọ).

    Trả lời:

    Đối với nội tạng động vật, đa số chuyên gia đều khuyên mọi người không nên ăn hoặc ăn ở mức hạn chế vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, nguy cơ gây mỡ máu cao, tắc động mạch vành, dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. Bên cạnh đó, người ăn nội tạng có nguy cơ cao nhiễm giun sán, vi khuẩn, virus.

    Tuy nhiên, đối với nội tạng cá, có hai bộ phận bạn có thể ăn mà không lo ngại cho sức khỏe, đó là gan và trứng cá.

    Gan cá không chứa độc tố, mặt khác còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ, tác dụng bổ phổi, sáng mắt, chống suy dinh dưỡng.

    Trứng cá có hàm lượng omega 3 cao. Đây là một loại chất béo tốt, được chứng minh ngăn ngừa nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, đột quỵ, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị một số bệnh về thần kinh như trầm cảm. Với phụ nữ, omega 3 rất tốt cho da, làm da đẹp từ bên trong.

    Ngoài gan và trứng, nội tạng cá còn bao gồm tim, ruột, bong bóng, nhưng chúng có thể chứa nhiều tạp chất và hàm lượng kim loại nhất định, nhất là phần ruột cá. Ruột cá còn tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc, bạn không nên ăn phần này.

    • PGS TS Nguyễn Duy Thịnh
    • Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
    • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Reply to:

    Tiệm ăn mộc mạc Xoong Bistro giữa lòng Đà Lạt

      11 months 1 ngày ago

    Chiêu giữ dáng thon gọn của diễn viên Trương Quân Ninh

    Ở tuổi 41, Trương Quân Ninh vẫn giữ được vóc dáng mảnh mai, làn da căng bóng, nhờ bí quyết tập yoga đều đặn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và uống nước ép trái cây.

    Trương Quân Ninh sinh năm 1982 tại Đài Loan (Trung Quốc). Không chỉ xinh đẹp, cô còn có tài diễn xuất, khả năng thổi hồn vào các vai diễn của mình.

    Tại Việt Nam, Trương Quân Ninh được rất nhiều người biết qua các bộ phim đình đám như Võ Mị Nương truyền kỳ, Thời gian tươi đẹp nhất, Huyền của Ôn Noãn, Như Ý truyện... Không chỉ đóng phim, Trương Quân Ninh còn tham gia các chương trình truyền hình tạp kỹ Trung Quốc và là gương mặt đại diện của nhiều thương hiệu đình đám. Ước tính cô có thu nhập 45 triệu Đài tệ (gần 37 tỷ đồng) nhờ các hợp đồng này.

    Kín tiếng, ít scandal, người đẹp họ Trương luôn biết cách hoàn thiện bản thân mỗi ngày và kiên trì giữ hình tượng đẹp trong lòng người hâm mộ. Đây cũng vừa là lý do vừa là động lực để cô - từ một người sở hữu cân nặng lên đến 60 kg - đã giảm cân thành công và luôn duy trì được cân nặng ở mức 46 kg.

    Kiên trì tập thể dục

    Trương Quân Ninh chia sẻ cô thường dành nhiều thời gian tập yoga nhiều hơn là các bộ môn khác. Tập yoga vừa có thể giúp cơ thể dẻo dai, thon gọn, đốt được mỡ thừa, cũng như giúp thư giãn tinh thần.

    Các nghiên cứu chỉ ra yoga là phương pháp tập luyện giúp tái tạo các tế bào từ sâu bên trong. Ngoài ra, bộ môn này còn có thể kích hoạt các tuyến nội tiết tố, giúp loại bỏ những tế bào già cỗi, thúc đẩy sự sản sinh mạnh mẽ của tế bào mới. Làn da sẽ hồng hào và tràn đầy sức sống nhờ quá trình lưu thông máu được tăng cường thông qua tập luyện.

    Không ăn thực phẩm nhiều chất béo, ngọt

    Trong khẩu phần ăn của Trương Quân Ninh, rau xanh và hoa quả chiếm tỷ lệ lớn, áp đảo so với tinh bột và protein.

    Người đẹp cho biết, ngay cả khi chọn lựa những thực phẩm ít calo, cô vẫn ăn rất điều độ vì ăn nhiều hoa quả hay rau xanh vẫn có thể khiến mục tiêu giảm cân đổ bể. Theo đó, cô chỉ ăn khoảng 400-500 g rau xanh và 250-300 g hoa quả tươi mỗi ngày.

    Dưa hấu và bơ là hai thực phẩm Trương Quân Ninh không bao giờ đưa vào thực đơn bởi bơ khá nhiều chất béo trong khi dưa hấu lại chứa hàm lượng đường cao.

    Những loại hoa quả giúp cho nàng thơ của làng giải trí Đài Loan đạt được mục tiêu giữ dáng, không mỡ thừa thường ít béo và ngọt như cam, bưởi, ổi.

    Ngoài ăn trực tiếp, nữ diễn viên có thói quen uống nước ép rau củ quả mỗi ngày. Cô thường chọn các loại rau củ quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe cho làn da, làm trắng da từ bên trong và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm. Trương Quân Ninh còn uống 2-3 lít nước để bổ sung độ ẩm, giúp da căng mịn.

    Ăn theo nguyên tắc tam giác ngược

    Trương Quân Ninh ăn nhiều vào bữa sáng, vừa đủ trong bữa trưa và ăn ít vào bữa tối. Nguyên tắc tam giác ngược không chỉ giúp nữ diễn viên duy trì số đo ba vòng lý tưởng mà còn giảm tình trạng tích nước, phù nề, tăng cường chức năng thải độc, thanh lọc cơ thể.

    Cụ thể, người đẹp xứ Đài thường ăn một bữa sáng đầy đủ, nhiều dinh dưỡng với rau, thịt, cơm. Vào bữa trưa, cô ăn no vừa phải với cá, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Bữa tối của cô kết thúc trước giờ đi ngủ tối thiểu ba tiếng, ưu tiên thực phẩm luộc, hấp, tiết chế dầu mỡ và gia vị để không độn thêm nhiều calo.

Các trang

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung