Bài bình luận gần đây

  • Reply to:

    Tạo CI/CD kết hợp Gitlab Runner và Docker Compose - Phần 1

      10 months 2 tuần ago

    Ông Mansour chứng kiến Man City giành cú ăn ba lịch sử.

    Trước Inter tại chung kết Champions League rạng sáng 11/6,Sheikh Mansour, chủ sở hữu của Man City, lần đầu trực tiếp dự khán một trận đấu sau 13 năm mua lại đội chủ sân Etihad.

    Ông Mansour có mặt tại sân Olympic Ataturk để theo dõi trận chung kết Champions League giữa Man City và Inter Milan. Đây là lần đầu tiên ông dự khán một trận đấu của đội nhà sau 13 năm. Năm 2010, ông đến sân Etihad (lúc đó có tên là City of Manchester) để xem trận đấu giữa Man City và Liverpool. Kể từ đó, ông hiếm khi xuất hiện.

    Tại Istanbul, ông Mansour đeo khăn quàng cổ của Man City, ngồi trên hàng ghế VIP cùng Mohamed bin Zayed al-Nahyan, Tổng thống UAE. Trước trận, ông gặp mặt HLV Pep Guardiola và các cầu thủ để chúc họ may mắn. Khi mãn cuộc, chủ sở hữu Man City lập tức bay về UAE.

    Ông Mansour đã bỏ lỡ trận chung kết Champions League 2020/21 khi Man City thua Chelsea 0-1 ở Porto. Lần này, khi Man City sáng cửa vô địch hơn, ông đã góp mặt và chứng kiến đội nhà giành cú ăn ba lịch sử. Trước đó, Man City giành được Premier League và cúp FA.

    Chủ sở hữu Man City thường xuyên xem Man City từ UAE nhưng ông chưa có lần nào dự khán một trận đấu của đội nhà ở Premier League. Dù vậy, các CĐV Man City thường xuyên hát vang tên Mansour trên khán đài. Ngoài ra, ông cũng chưa từng tham dự một trận đấu nào của các câu lạc bộ khác thuộc City Football Group gồm New York City, Melbourne City, Mumbai City và Yokohama F. Marinos.

    Ông Mansour là em trai Tổng thống hiện tại của UAE, Mohamed bin Zayed Al Nayhan, người được ước tính có tài sản cá nhân trị giá 16,8 tỷ bảng Anh. Chủ sở hữu của Man City đang phụ trách quản lý quỹ tài sản của quốc gia, ước tính trị giá 799 tỷ bảng Anh.

  • Reply to:

    Chương trình học ngôn ngữ Golang – Lập trình Golang

      11 months 5 ngày ago

    Hai kịch bản vỡ nợ của Mỹ

    Không đến nỗi "ác mộng" nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ vài ngày, nhưng ở kịch bản vài tháng, hậu quả kinh tế và uy tín sẽ lớn.

    Hiến pháp Mỹ trao quyền lập pháp cho Quốc hội. Trong những ngày tới, cơ quan này có thể biến điều hoàn toàn không thể tưởng tượng được thành hiện thực đau đớn. Đó là nếu không chấp thuận nâng trần nợ công kịp thời, Mỹ có thể lần đầu tiên vỡ nợ chính phủ trong lịch sử hiện đại. Thị trường chứng khoán lao dốc, thất nghiệp gia tăng và hoảng loạn kinh tế toàn cầu đều nằm trong khả năng xảy ra.

    Đường dẫn đến vỡ nợ rất rõ ràng. Đến khoảng 1/6, nếu mức trần nợ công hiện tại 31.400 tỷ USD không được nâng lên, chính phủ sẽ hết tiền mặt để trang trải nhiều chi phí, từ lương cho quân đội, viên chức liên bang đến trả lãi trái phiếu.

    Mỹ từng phải đối mặt với những thời hạn như vậy trong quá khứ, khiến các nhà quan sát tin rằng họ sẽ một lần nữa nâng trần nợ công vào phút cuối. Nhưng các chính trị gia hiện khó tính hơn so với những lần bế tắc trước đây, theo Economist.

    Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đang muốn cắt giảm chi tiêu mạnh. Đó là điều ông buộc phải làm để đúng ý đảng Cộng hòa. Trong khi, Tổng thống Joe Biden có thể mất sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ nếu nhún nhường quá nhiều trước các yêu cầu của đảng Cộng hòa.

    Bộ Tài chính cùng với Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có kế hoạch dự phòng nếu Quốc hội không tăng giới hạn nợ. Được gọi là "ưu tiên thanh toán", họ sẽ ngăn vỡ nợ bằng cách ưu tiên ngân sách thu được để trả lãi trái phiếu đến hạn và cắt giảm các chi tiêu khác.

    Tuy nhiên, việc đặt trái chủ lên trên lương bổng viên chức hay tiền hưu trí có thể không bền vững. Việc mỗi ngày trôi qua phải chạy đua ưu tiên trả lãi trái phiếu đến hạn cũng không phải là điều tốt. Không có gì đảm bảo các nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào một chính phủ rối loạn chức năng như vậy.

    Theo Economist, vỡ nợ ở Mỹ có thể rơi vào một trong hai kịch bản: khủng hoảng ngắn hạn hoặc khủng hoảng dài hạn. Mặc dù hậu quả của cả hai đều rất tai hại, nhưng kịch bản dài hơi sẽ tồi tệ hơn nhiều.

    Mỹ là thị trường nợ công lớn nhất thế giới, với 25.000 tỷ USD trái phiếu trong tay công chúng. Nước này chiếm khoảng một phần ba tổng số trái phiếu toàn cầu. Trái phiếu kho bạc Mỹ được coi là tài sản phi rủi ro đứng đầu, mang lại lợi nhuận đảm bảo cho các nhà đầu tư lớn nhỏ và chính phủ nhiều nước, và cũng là cơ sở để định giá các công cụ tài chính khác.

    Trái phiếu kho bạc Mỹ là nền tảng của dòng tiền hàng ngày. Giao dịch repo (một nghiệp vụ phái sinh từ các giao dịch cho vay có đảm bảo) ngắn hạn ở Mỹ có quy mô khoảng 4.000 tỷ USD mỗi ngày và là huyết mạch cho thị trường tài chính toàn cầu. Nó chủ yếu được vận hành bằng cách sử dụng trái phiếu kho bạc Mỹ làm tài sản thế chấp. Tất cả những điều này sẽ bất ổn nếu Mỹ vỡ nợ.

    Ở kịch bản đầu, vỡ nợ sẽ là một gián đoạn ngắn hạn. Một quan chức Fed mô tả nó như một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Giả sử chính phủ Mỹ vỡ nợ đối với các hóa đơn thanh toán và lãi trái phiếu đến hạn sau "X-date" (thời hạn hết tiền mặt). Tuy nhiên, Quốc hội sớm hành động để nâng trần nợ công ngay sau đó thì tình hình vẫn ổn định đối với các khoản nợ đáo hạn muộn hơn.

    Thực tế, các nhà đầu tư cũng đang đánh giá rủi ro càng cao với các tín phiếu có thời hạn đến hạn càng gần. Tín phiếu kho bạc Mỹ đáo hạn vào tháng 6 hiện có lợi suất khoảng 5,5% trong khi loại đáo hạn vào tháng 8 có lợi suất gần 5%.

    Trong kịch bản này, Fed sẽ xử lý các chứng khoán vỡ nợ - ví dụ như tín phiếu bị lỡ hạn thanh toán lãi - giống với chứng khoán thông thường, chấp nhận chúng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng trung ương, thậm chí thu mua. Họ cũng có thể đổi cho nhà đầu tư, nhận về "nợ xấu" và đưa lại "nợ tốt", dựa trên giả thiết chính phủ vẫn sẽ thanh toán được - dù chậm trễ - các chứng khoán vỡ nợ.

    Mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell mô tả những bước đi như vậy là "đáng ghê tởm" vào năm 2013, nhưng cũng nói rằng ông sẽ chấp nhận chúng trong một số trường hợp nhất định. Fed rất cảnh giác với cả việc đặt mình vào trung tâm của một cuộc tranh chấp chính trị và thực hiện các hành động làm chính sách tài khóa và tiền tệ kém rạch ròi. Tuy nhiên, để ngăn chặn hỗn loạn tài chính, họ gần như chắc chắn phải tính đến những phương án đó nếu vỡ nợ xảy ra.

    Một vụ vỡ nợ kéo dài trong vài ngày sẽ là một vết đen với danh tiếng của nước Mỹ và có thể gây ra suy thoái. Moody's Analytics ước tính ngay sau khi vỡ nợ, nền kinh tế Mỹ sẽ giảm gần 1% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,4% lên 5%, khiến khoảng 1,5 triệu người mất việc làm. Tuy nhiên, với sự quản lý khéo léo, nó sẽ không phải là cơn ác mộng, theo Economist.

    Ở kịch bản thứ hai, vỡ nợ kéo dài do Quốc hội chậm hoặc không thông qua mức trần nợ công mới, sẽ nguy hiểm hơn. Mark Zandi, Kinh tế trưởng Moody's Analytics ví nó như "Khoảng khắc TARP".

    Đó chính là mùa thu năm 2008 khi Quốc hội Mỹ ban đầu không thông qua "Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu" (TARP) để giải cứu các ngân hàng, khiến thị trường toàn cầu sụp đổ. Theo ông, lần này, trường hợp Quốc hội không tiếp tục nâng trần nợ ngay cả sau khi xảy ra vỡ nợ, có thể gây ra tác động tương tự.

    Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, ước tính trong vài tháng đầu tiên vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ giảm 45%. Moody's Analytics cho rằng nó sẽ giảm khoảng 20% và tỷ lệ thất nghiệp khả năng tăng 5 điểm phần trăm - tương đương khoảng 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc làm. Chính phủ - bị hạn chế bởi trần nợ - sẽ không thể đối phó với suy thoái bằng kích thích tài chính, khiến suy thoái trầm trọng hơn.

    Một loạt quyết định hạ cấp tín nhiệm sẽ tạo thêm rắc rối. Vào năm 2011, trong lần bế tắc về trần nợ công trước đó, S&P đã hạ tín nhiệm của Mỹ xuống một mức thấp hơn AAA. Vì vậy, sau khi vỡ nợ, các cơ quan xếp hạng sẽ chịu áp lực rất lớn để phải hạ cấp tín nhiệm, dẫn đến phản ứng dây chuyền.

    Các tổ chức được chính phủ Mỹ hậu thuẫn như nhà cho vay thế chấp Fannie Mae cũng sẽ bị hạ cấp. Kết quả là lãi suất vay thế chấp tăng vọt khiến các ngành như bất động sản liên lụy. Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ tăng đột biến khi các nhà đầu tư tranh giành tiền mặt. Các ngân hàng sẽ rút lại các khoản cho vay của họ. Sự hoảng loạn sẽ lan rộng.

    Cũng sẽ có những tác động lan tỏa khó đoán. Thông thường, tiền tệ của các quốc gia vỡ nợ bị ảnh hưởng nặng nề. Mỹ sẽ phá hỏng niềm tin mà thế giới đã đặt vào họ từ lâu. Nhu cầu về lựa chọn thay thế cho USD và hệ thống tài chính Mỹ sẽ trở nên cấp bách hơn. Niềm tin một khi đã bị hủy hoại không thể dễ dàng phục hồi.

  • Reply to:

    Bạn có biết tuyệt vọng là gì không SÀI GÒN 29 . 03 . 2022

      11 months 6 ngày ago

    Doanh nghiệp Mỹ chuẩn bị cho kịch bản chính phủ vỡ nợ

    Giới chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Mỹ cần đánh giá mức độ liên quan với chính phủ, tăng giữ tiền mặt và bán bớt trái phiếu kho bạc.

    Giới chức Mỹ vẫn chưa đạt thỏa thuận về trần nợ công, khiến nước này ngày càng tiến gần rủi ro vỡ nợ. Các chủ doanh nghiệp đang trong trạng thái chờ đợi và quan sát, chuẩn bị cho khả năng suy thoái và sa thải nếu tình trạng vỡ nợ kéo dài.

    Dù một số cho rằng Mỹ không thể vỡ nợ, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) hồi đầu tháng cho biết khả năng chính phủ không thể hoàn thành tất cả nghĩa vụ thanh toán trong hai tuần đầu tháng 6 "là rất lớn". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo cơ quan này hết tiền sớm nhất là đầu tháng sau.

    "Tất cả chúng ta đều hy vọng Mỹ không vỡ nợ. Nhưng hy vọng không phải là kế hoạch dự phòng. Các công ty cần phải tự chuẩn bị", Joshua White - giáo sư tài chính tại Trường quản lý Vanderbilt khuyến nghị.

    Đánh giá mức độ liên quan với chính phủ

    Một số doanh nghiệp có thể không bị ảnh hưởng ngay bởi nguy cơ vỡ nợ. Nhưng những công ty có hợp đồng với chính phủ có thể bị chậm chi trả khi Bộ Tài chính Mỹ hết tiền.

    Trong trường hợp vỡ nợ, họ có thể phải chờ vài tuần. Trong thời gian đó, các chủ đất, nhà cung cấp sẽ phải tìm cách linh hoạt hơn, Harry Mamaysky – Giáo sư tại Trường Kinh doanh Columbia nhận định.

    Các công ty phụ thuộc vào thanh toán từ chính phủ nên chuẩn bị cho sự chậm trễ này. "Anh cần vạch ra kế hoạch dự phòng", ông nói.

    Doanh nghiệp trong ngành quân sự và y tế có thể chịu tác động mạnh nhất. Các công ty tư nhân, ví dụ các hãng công nghệ, cũng có thể bị ảnh hưởng.

    White khuyên các công ty trong các ngành này tổ chức họp thường xuyên để vạch ra kế hoạch trong trường hợp bị chậm thanh toán. CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon đầu tháng 5 nói với Bloomberg rằng ngân hàng này đang tổ chức họp hàng tuần để chuẩn bị cho khả năng vỡ nợ.

    "Đến lúc nào đó, chính phủ sẽ giải quyết được việc này thôi. Nhưng cho đến khi ấy, các công ty cần biết mình có thể chống chịu được không? Trong bao lâu? Và khó khăn sẽ ở mức nào", White nói.

    Nắm nhiều tiền mặt hơn

    Kể cả các doanh nghiệp không trực tiếp nhận thanh toán từ chính phủ cũng nên có kế hoạch, White cho biết. Nếu khách hàng hay nhà cung cấp của bạn không được thanh toán, nhiều khả năng họ cũng sẽ giảm chi cho sản phẩm của bạn.

    White cho rằng ở tình huống này, các doanh nghiệp nhỏ không cần họp hàng tuần. Thay vào đó, họ nên giữ nhiều tiền mặt hơn, và đa dạng hóa tiền tệ dự trữ, phòng trường hợp giá USD giảm.

    Chính phủ vỡ nợ có thể kéo lãi suất lên cao, khiến việc đi vay đắt đỏ hơn. "Lượng tiền mặt lớn sẽ rất hữu ích", White cho biết. Các công ty có thể làm điều này bằng cách tạm dừng các dự án lớn.

    Bên cạnh đó, vỡ nợ sẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, Kent Smetters – Giáo sư Kinh tế tại Walton nhận định. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đi vay để thanh toán cho các nhà cung cấp khi thiếu tiền mặt.

    "Nhưng nếu tôi là ngân hàng, tôi sẽ giảm việc cho vay lại. Vì một lượng tiền gửi đã được dùng để đầu tư trái phiếu kho bạc. Chính phủ có thể không thanh toán trái phiếu đúng hạn nếu vỡ nợ", Smetters giải thích.

    Bán bớt trái phiếu chính phủ

    Khi các ngân hàng thận trọng hơn với số trái phiếu chính phủ đang nắm giữ, doanh nghiệp cũng cần như vậy. Nếu đang sở hữu trái phiếu đáo hạn đầu hoặc giữa tháng 6, "và bạn cần nhận số tiền đó để trả cho nhà cung cấp, bạn có thể mắc kẹt trong 1-2 tuần, khi Quốc hội tìm cách nâng trần nợ công", Mamaysky cho biết.

    Trong tình huống này, ông khuyên các công ty nên cân nhắc bán bớt trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn. Ví dụ như trái phiếu đáo hạn trong vòng một năm.

    Cắt giảm chi tiêu về mức cần thiết

    Cynthia Franklin – Giám đốc khởi nghiệp tại W. R. Berkley Innovation Labs thuộc Đại học New York – chuyên làm việc với các công ty nhỏ và startup. Lời khuyên của bà dành cho các công ty hiện tại cũng chính là những gì bà nói với các startup.

    "Nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ, chi phí đi vay sẽ tăng cao, niềm tin tiêu dùng giảm xuống. Các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách thắt lưng buộc bụng", bà nói.

    Tuy nhiên, bà cho rằng các công ty cần "linh hoạt và thích ứng", đa dạng hóa tệp khách hàng để không bị phụ thuộc vào một nguồn thu. Các công ty cũng cần tăng hiệu suất hoạt động để không chi nhiều hơn nhu cầu.

    "Không chỉ trong thời kỳ suy thoái hoặc bất ổn kinh tế, lúc nào doanh nghiệp cũng cần nghĩ về việc chỉ chi tiêu cho những gì cần thiết mà thôi", bà kết luận.

  • Reply to:

    Sinh viên Mỹ sau khi tốt nghiệp phải gánh trên vai khoản nợ trị giá trung bình 30.000 USD

      11 months 1 tuần ago

    Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Australia

    Bầu trời đêm ở bang Queensland phía bắc Australia sáng rực hôm 20/5 khi một thiên thạch bay qua khí quyển và rơi xuống đất với tiếng nổ siêu thanh cực lớn.

    Hình ảnh quay bằng điện thoại thông minh, camera trên xe và camera an ninh của các cơ sở kinh doanh và nhà dân từ thành phố Cairns ở ven biển phía đông tới Normanton trên vịnh Carpentaria cho thấy một quả cầu lửa lớn nhanh về kích thước khi lao xuống ngày càng gần mặt đất, theo sau là chớp sáng màu xanh lá cây - xanh dương.

    Sân bay Cairns chia sẻ thước phim màu cho thấy bầu trời lóe sáng màu xanh lá cây, sau đó là màu vàng khi thiên thạch bay ngang qua vào 9h22 ngày 20/5 theo giờ địa phương. Cư dân ở thị trấn nhỏ Croydon cách Cairns khoảng 500 km về phía tây cho biết, họ cũng cảm nhận được vụ nổ và nghe thấy tiếng nổ khổng lồ.

    Tiến sĩ Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Quốc gia Australia, nhận định khối đá nhiều khả năng có kích thước 0,5 - 1 mét, nhỏ hơn thiên thạch cỡ trung bình và di chuyển ở tốc độ 150.000 km/h. Phần lớn thiên thạch cấu tạo từ chondrite, nhưng trong trường hợp này, màu xanh lá cây trước vụ nổ chắc chắn do những mảnh sắt và nickel bị nóng quá mức trong lúc khối đá vỡ ra trước khi rơi xuống đất.

    Theo Tucker, thiên thạch này sẽ không tạo ra miệng hố va chạm do bị vỡ thành nhiều mảnh trước lúc tiếp đất. Dù bốc cháy do ma sát trong quá trình rơi qua khí quyển, phần lớn khối đá vẫn đóng băng ở thời điểm chạm tới mặt đất. "Ma sát tích tụ, tạo ra quầng sáng và đạt tới điểm vỡ, phát ra chớp sáng và tiếng nổ siêu thanh. Tiếng nổ này là điều chúng tôi lo ngại nhất với phần lớn thiên thạch. Đó là vụ nổ giữa không trung, nhưng nếu xảy ra phía trên khu dân cư, nó có thể gây ra thiệt hại. Thiên thạch này khá nhỏ, nhưng chúng tôi khá lo về những thiên thạch cỡ 10 - 20 m", Tucker chia sẻ.

    Năm 2013, một thiên thạch 20 m phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga. Các nhà khoa học phát hiện khối đá phát nổ với năng lượng tương đương 500 kilo tấn thuốc nổ TNT. Vụ nổ khiến nhiều người bị đẩy văng, phá vỡ cửa sổ của 3.600 tòa nhà, một nhà máy sụp đổ. Ở đỉnh điểm, thiên thạch Chelyabinsk sáng gấp 30 lần Mặt Trời, làm người dân ở cách đó gần 30 km bị bỏng da và võng mạc.

  • Reply to:

    Xử lý Technical debt kịp thời sẽ tránh những hậu quả khôn lường về sau

      11 months 1 tuần ago

    Bảy hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

    Chứng khoán đỏ lửa, kinh tế lao dốc, chính phủ dừng hoạt động và toàn cầu bị vạ lây là những hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ.

    Các nhà lãnh đạo từ quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đang cố gắng đạt được một thỏa thuận nâng trần nợ công khi chỉ còn vài tuần nữa Bộ Tài chính sẽ hết biện pháp để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ chưa từng có của Chính phủ Mỹ.

    Nếu họ thất bại và chính phủ nước này không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn, các nhà kinh tế và chuyên gia tài chính dự đoán sẽ có sự hỗn loạn. "Nó có thể lan truyền và phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính, cuối cùng sẽ phá hủy nền kinh tế", Mark Zandi, Kinh tế trưởng của Moody’s nhận định.

    Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết cơ quan này chỉ có thể duy trì cho đến ngày 1/6, trước khi chính phủ hết tiền. Thời hạn cụ thể - được gọi là "X-date" - phụ thuộc vào tình hình thu - chi ngân sách thực tế, có thể dao động vài tuần.

    Các tác động của vỡ nợ có thể phức tạp. Sự tương tác giữa giá trị nhà sụt giảm, lãi suất tăng và hệ thống tài chính toàn cầu bất ổn là rất khó tính toán. Một số ước tính cho thấy hơn 8 triệu việc làm có thể bị xóa sổ. Lãi suất vay thế chấp khả năng tăng hơn 20% và nền kinh tế sẽ co lại như hồi suy thoái 2008. Dưới đây là 7 viễn cảnh mà các chuyên gia lo lắng nhất.

    Chứng khoán lao dốc

    Đến nay, thị trường tài chính vẫn chưa biến động nhiều với tình hình bế tắc trần nợ công. Chi phí phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của chính phủ Mỹ đã tăng lên, phản ánh sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Nhưng những chấn động đó không đáng chú ý đối với hầu hết hộ gia đình.

    Điều đó sẽ thay đổi khi chính phủ càng tiến gần đến tình trạng vỡ nợ. Các chuyên gia cho biết cú sốc vỡ nợ sẽ lan rộng khắp hệ thống tài chính - cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, các công cụ phái sinh - trước khi lan ra toàn bộ nền kinh tế.

    Phố Wall có lẽ sẽ là nạn nhân đầu tiên. Giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh do dự đoán về suy thoái kinh tế rộng hơn, khi lãi suất tăng và các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường để duy trì khả năng tiếp cận tiền mặt ngắn hạn của họ. Ngành ngân hàng có thể thắt chặt cho vay hơn nữa.

    Thị trường chứng khoán Mỹ từng đỏ lửa vào lần cuối cùng Mỹ bên bờ vực vỡ nợ. Năm 2011, khi chỉ còn chưa đầy một tuần đến X-date, các chỉ số chính giảm 20%. Lần này, Moody's Analytics ước tính giá cổ phiếu có thể giảm khoảng 20%, xóa sạch 10.000 tỷ USD tài sản hộ gia đình và tàn phá tài khoản hưu trí của hàng triệu người Mỹ. Nhà Trắng nói mức suy giảm còn có thể lên tới gần 45%. Thị trường trái phiếu trị giá 46.000 tỷ USD cũng sẽ rung chuyển, khi giá trị của trái phiếu kho bạc hiện tại sụp đổ do lợi suất trái phiếu mới cao hơn.

    Suy thoái đột ngột

    Nếu bế tắc vẫn tiếp diễn, tác động sẽ nhanh chóng lan rộng từ thị trường tài chính sang nền kinh tế rộng lớn hơn. Sự sụt giảm của cải hộ gia đình trên toàn quốc - do bán tháo cổ phiếu - sẽ làm giảm sức chi tiêu, gây tổn hại cho doanh nghiệp.

    Và lãi suất tăng đột biến sẽ khiến việc vay vốn hoặc bắt đầu kinh doanh nhỏ trở nên khó khăn hơn. Thị trường nhà đất vốn đã nguội lạnh sẽ sụp đổ. Báo cáo của Zillow dự đoán vỡ nợ sẽ đẩy lãi suất vay thế chấp lên trên 8% và doanh số bán nhà giảm 23%. Xây dựng và các lĩnh vực khác sẽ liên lụy.

    Tác động mạnh mẽ nhất có thể là việc tạm dừng các khoản thanh toán liên bang thường xuyên cho hàng chục triệu gia đình Mỹ, bao gồm cả những người cao tuổi nhận bảo hiểm y tế - Medicare, An sinh xã hội và những người dựa vào phiếu thực phẩm.

    Chính phủ liên bang dự kiến chi khoảng 6.000 tỷ USD trong năm nay, tương đương khoảng 16 tỷ USD mỗi ngày cho những khoản an sinh xã hội đó. Tất nhiên, không phải tất cả số tiền đều đến trực tiếp với các hộ gia đình, nhưng đó là một số tiền khổng lồ sẽ biến mất khỏi nền kinh tế chỉ sau một đêm.

    Bộ Tài chính cho biết vụ bế tắc trần nợ công năm 2011 đã gây sụt giảm 2.400 tỷ USD trong tổng tài sản hộ gia đình. Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng cho biết cả nền kinh tế có thể suy thoái tới 6%, tương tự khủng hoảng năm 2008.

    Chính phủ Mỹ đóng cửa

    Chính phủ Mỹ có quy trình đóng cửa khi quốc hội không thông qua ngân sách mới. Các cơ quan có chi tiêu chưa được phê duyệt sẽ cho người lao động nghỉ phép. Một số nhân viên "thiết yếu" sẽ tiếp tục làm việc mà không được trả lương. Đã có ba lần đóng cửa kéo dài ít nhất một ngày trong thập kỷ qua.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc đóng cửa vì vỡ nợ có thể không giống vậy, chưa có tiền lệ. Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng chưa phổ biến các hướng dẫn về việc đóng cửa liên quan đến vỡ nợ, điều mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ rất khó khăn.

    Chính phủ liên bang là nhà tuyển dụng lớn nhất cả nước, với khoảng 4,2 triệu nhân viên toàn thời gian. Hiệp hội Nhân viên Chính phủ Quốc gia, đại diện cho gần 75.000 nhân viên liên bang, đã đệ đơn kiện về tính hợp hiến của cơ chế trần nợ công với lý do mang lại rủi ro tiền ẩn với các viên chức.

    Các chương trình an sinh xã hội chậm trễ

    Hơn 60 triệu người Mỹ nhận trợ cấp "An Sinh Xã Hội" hàng tháng, chủ yếu là người cao tuổi. Số tương tự phụ thuộc vào "Medicare" để có bảo hiểm sức khỏe.

    Một số đảng viên Cộng hòa cho rằng chính phủ vẫn có thể tiếp tục chi cho các khoản này ngay cả khi không vay thêm, bằng cách chuyển hướng chi tiêu nguồn thu thuế sắp tới. Nhưng các chuyên gia ngân sách nghi ngờ khả năng chi trả trợ cấp đúng hạn của Bộ Tài chính nếu vỡ nợ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

    Nếu chính phủ vẫn tiếp tục chi tiêu an sinh xã hội bằng nguồn thu thuế sắp có, khả năng họ phải lựa chọn giữa việc này với việc trả nợ. Nhưng việc trễ hạn thanh toán lãi vay có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính.

    Chi phí đi vay của Mỹ tăng cao

    Chính phủ Mỹ có thể vay với lãi suất thấp vì không ai nghĩ nền kinh tế số một thế giới sẽ trễ hạn trả nợ. Sự an toàn của trái phiếu chính phủ Mỹ đã khiến nó thành một nền tảng thiết yếu trong hệ thống tài chính thế giới.

    Đóng vai trò dự trữ cho mọi thứ, từ ngân hàng trung ương của các quốc gia nước ngoài đến các quỹ thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc Mỹ được công nhận rộng rãi là một trong những khoản đầu tư an toàn và thanh khoản nhất, được hỗ trợ bởi niềm tin vào chính phủ Mỹ.

    Nếu vỡ nợ, chi phí đi vay rẻ mà Mỹ được hưởng trong nhiều thập kỷ có thể chấm dứt, theo các nhà kinh tế. Một ước tính của Viện Brookings cho rằng vỡ nợ có thể làm tăng chi phí đi vay của liên bang thêm 750 tỷ USD trong thập kỷ tới.

    Kinh tế toàn cầu vạ lây

    Nhiều quốc gia bảo vệ tài chính của họ bằng cách mua lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ, với niềm tin là một trong những tài sản an toàn nhất trên thế giới. Nhưng vỡ nợ có thể làm giảm giá trị của những trái phiếu đó, làm tổn hại đến dự trữ của nhiều quốc gia.

    Các nhà kinh tế lo ngại rằng điều đó sẽ làm các nước vốn chìm trong nợ nần - như Sri Lanka và Pakistan, càng thêm rối ren. Việc Cục dự trữ Liên bang - Fed tăng lãi suất trong năm qua để chống lạm phát đã làm xói mòn giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ mà nhiều quốc gia nắm giữ. Và theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, hơn một nửa dự trữ ngoại tệ của thế giới được giữ bằng USD - gần gấp ba lần so với bất kỳ loại tiền tệ nào khác.

    USD và uy tín của Mỹ giảm

    Các chuyên gia tài chính đã theo dõi một số dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế thế giới đang bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào USD. Vài quốc gia như Brazil và Malaysia đang kêu gọi giao dịch thường xuyên hơn bằng các loại tiền tệ khác. 60% các giao dịch ngoại tệ vẫn diễn ra bằng USD, nhưng việc Mỹ không trả được nợ - có thể khiến giá trị của đồng bạc xanh lao dốc - và làm thay đổi điều đó.

    "Điều này có nguy cơ làm suy yếu vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ và đặt ra câu hỏi về khả năng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta", bà Janet Yellen nói về kịch bản vỡ nợ vào tuần trước.

    Các chuyên gia cho rằng việc vỡ nợ cũng có thể làm tổn hại đến vị thế của Mỹ trên trường thế giới, do đó là kết quả của rối loạn chính trị nội bộ đất nước. Uy tín của Nhà Trắng một phần gắn liền với khả năng ứng phó với khủng hoảng. Việc vỡ nợ sẽ gây nghi ngờ về khả năng của Chính phủ Mỹ trong việc ứng phó với tình huống khẩn cấp lẫn năng lực thực hiện một trong những chức năng cơ bản nhất - thanh toán các hóa đơn chi tiêu.

    Nếu Mỹ không thể làm được điều đó, người dân và các nhà lãnh đạo quốc gia khác có thể tự hỏi còn điều gì nữa mà Nhà Trắng không thể quản lý được. Trường hợp vỡ nợ sẽ làm xói mòn niềm tin toàn cầu vào hệ thống chính trị của Mỹ, bởi vì một phần vị thế của nước này dựa trên niềm tin quốc tế rằng hệ thống chính trị Mỹ về cơ bản hoạt động hiệu quả. "Và nếu vỡ nợ sẽ cho thấy không phải vậy", Daniel Bergstresser, Phó giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Brandeis nói.

  • Reply to:

    Đà Lạt có gì cho em nhớ

      11 months 1 tuần ago

    Fed có thể không nâng lãi tháng 06/2023

    Khi quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed ngày càng chia rẽ về nâng lãi, giải pháp được đưa ra là bỏ qua tháng 6 và tăng lãi trở lại vào tháng 7.

    Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan hôm 18/5 cho biết bà chưa sẵn sàng dừng hẳn quá trình thắt chặt. "Tính đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa đến gần mốc chấm dứt thắt chặt", bà cho biết trước các lãnh đạo ngân hàng ở San Antonio và giải thích rằng lạm phát lõi vẫn tăng. Giải pháp bà đưa ra là: Tạm bỏ qua việc nâng lãi trong tháng sau.

    Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cũng nói rằng không tăng lãi trong tháng 6 không đồng nghĩa Fed hoàn tất quá trình thắt chặt. "Thế giới còn rất nhiều điều bất ổn. Chúng tôi phải xem mọi thứ diễn ra như thế nào, tìm ra đâu là tín hiệu thực sự, đâu là yếu tố gây nhiễu. Đây là vấn đề cần đánh giá lại hàng tuần", ông giải thích.

    Trong hơn một năm qua, quan chức Fed đã 10 lần nâng lãi suất, với tổng cộng 5%. Dù vậy, lạm phát hiện vẫn cao hơn mục tiêu là 2%. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp nhất nhiều thập kỷ, với 3,4%.

    Sau một năm thể hiện sự thống nhất, quan điểm của các lãnh đạo Fed bắt đầu chia rẽ. Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết tác động đầy đủ của các chính sách thắt chặt vẫn chưa thể hiện hết trong nền kinh tế.

    Quan điểm này cho thấy sự thận trọng, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng biến động gần đây của ngành ngân hàng và cuộc chiến trần nợ công sẽ kéo tụt kinh tế Mỹ. Các nghị sĩ Mỹ vẫn đang đàm phán nâng trần nợ công trước hạn chót ngày 1/6 để tránh vỡ nợ.

    Một số quan chức Fed khác tránh đưa ra tín hiệu chính sách rõ ràng về cuộc họp tháng 6. Dù vậy, họ vẫn nghiêng về khả năng dừng nâng lãi.

    Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman thì ngược lại. Họ cho rằng Fed vẫn còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống lạm phát.

    "Chúng tôi cho rằng Fed đã hoàn thành quá trình nâng lãi. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro họ tăng lãi trong mùa hè", Michael Gapen – nhà kinh tế học tại Bank of America cho biết.

    Kể cả khi không tăng lãi suất tháng tới, quan chức Fed vẫn có thể ra tín hiệu thắt chặt nếu muốn. Báo cáo tháng 3 cho thấy Fed dự kiến lãi suất đạt đỉnh 5,1%. Sau lần tăng đầu tháng, lãi đã chạm mức trên rồi. Vì thế, nếu cơ quan này nâng dự báo, đây sẽ là tín hiệu họ tiếp tục thắt chặt từ tháng 7.

    Cuộc họp đầu tháng này là bước ngoặt với Fed. Sau khi tăng lãi thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), Fed cho biết sẽ đánh giá thận trọng chính sách theo từng phiên họp. Hiện tại, giới chức vẫn đang chờ thêm số liệu kinh tế vĩ mô.

    "Tôi cho rằng họ sẽ thống nhất bỏ qua đợt nâng lãi tháng 6. Bỏ qua chứ không phải dừng lại. Đây là cách họ nói với thị trường rằng Fed vẫn có thể nâng lãi tháng 7, trừ phi lạm phát và tăng trưởng hạ nhiệt", Tim Duy – nhà kinh tế học tại SGH Macro Advisors cho biết.

    Nhà đầu tư hiện vẫn đặt cược Fed nâng lãi trong cuộc họp giữa tháng sau. Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể cung cấp thêm manh mối trong một hội thảo của Fed tại Washington hôm 19/5.

  • Reply to:

    Makacamp cụm cafe cắm trại độc đáo ngay nội thành Đà Lạt

      11 months 1 tuần ago

    Khủng hoảng trần nợ làm lung lay vị thế Mỹ

    Tổng thống Biden tuyên bố với thế giới "Mỹ đã trở lại" sau nhiều biến động chính trị thời Trump, song cam kết này đang lung lay giữa khủng hoảng trần nợ.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cắt ngắn chuyến công du châu Á, khi tới Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhưng sẽ hủy lịch trình thăm Australia và Papua New Guinea, đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ông cần nhanh chóng trở lại Nhà Trắng, bởi cuộc khủng hoảng trần nợ vẫn chưa được giải quyết.

    Ông Biden ngày 16/5/2023 cho biết đã có cuộc thảo luận "hiệu quả" với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cùng các lãnh đạo quốc hội khác về nâng trần nợ công. Trong khi đó, ông McCarthy nói các cuộc đàm phán "hữu ích hơn một chút" so với các vòng trước, nhưng vẫn chưa tháo gỡ được cuộc khủng hoảng.

    Mỹ hồi tháng 1 chạm trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD do quốc hội thiết lập, buộc Bộ Tài chính phải triển khai các biện pháp đặc biệt để duy trì chính phủ hoạt động. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 15/5 cảnh báo Mỹ có thể vỡ nợ vào ngày 1/6, nếu không thể đạt thỏa thuận nâng trần nợ.

    "Là một nhà kinh tế, tôi biết vỡ nợ quốc gia sẽ có hậu quả thực tế. Ngay cả mối đe dọa vỡ nợ cũng tác động tới kinh tế. Vào tháng 8/2021, viễn cảnh về khả năng vỡ nợ đã khiến Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia, làm tổn hại uy tín tài chính của Mỹ", Michael Humphries, phó khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Touro ở Mỹ, nói.

    Một trong những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi Mỹ vỡ nợ là sự sụp đổ của đồng đôla. Hiện tại, hơn một nửa thương mại thế giới, từ dầu mỏ đến ôtô hay điện thoại thông minh, đều giao dịch bằng đồng USD.

    Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể trả nợ nước ngoài bằng đồng tiền riêng của họ, cho phép chính phủ và các công ty Mỹ có không gian hoạt động rộng lớn trong thương mại và tài chính quốc tế. Cho dù chính phủ Mỹ nợ các nhà đầu tư nước ngoài bao nhiêu, họ chỉ cần in số tiền cần thiết để trả cho họ, theo Humphries.

    Nếu Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, đồng USD có thể sẽ mất vị trí đơn vị tài khoản quốc tế, buộc chính phủ và các công ty Mỹ phải thanh toán các hóa đơn quốc tế bằng loại tiền tệ khác.

    Sự thống trị của đồng USD đồng nghĩa thương mại quốc tế phải đi qua ngân hàng Mỹ. Đây là một trong những cách quan trọng giúp Mỹ có quyền lực chính trị to lớn, đặc biệt để trừng phạt các đối thủ kinh tế và các nước thiếu thân thiện.

    Khi tổng thống Mỹ Donald Trump áp các biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran, ông đã ngăn nước này tiếp cận các ngân hàng Mỹ và đồng USD. Ông cũng áp các lệnh trừng phạt thứ cấp, nghĩa là công ty không phải của Mỹ sẽ bị trừng phạt nếu giao dịch với Iran. Khi phải lựa chọn giữa tiếp cận đồng USD hoặc giao dịch với Iran, hầu hết các nền kinh tế thế giới đã chọn đứng về phía Mỹ và tuân thủ các lệnh trừng phạt. Điều này khiến kinh tế Iran rơi vào suy thoái sâu và đồng tiền giảm 30% giá trị.

    Tổng thống Biden đã làm điều tương tự với Nga để đáp trả chiến dịch ở Ukraine. Hạn chế khả năng tiếp cận đồng USD đã khiến nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn.

    "Không quốc gia nào khác hiện có thể đơn phương áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế đau đớn như vậy đối với một nước khác. Tất cả những gì tổng thống Mỹ cần chỉ là một cây bút", Humphries nói.

    Do đó, khi Mỹ vỡ nợ, vị thế mạnh mẽ trên trường quốc tế của Mỹ có thể bị lung lay, theo giới quan sát.

    Một hậu quả khác của việc đồng USD sụp đổ là nâng cao vị thế cho Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ. Nếu euro thay thế USD trở thành đơn vị thanh toán quốc tế, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể leo lên vị trí thứ hai. Khi đồng nhân dân tệ được nâng tầm, vị thế quốc tế của Trung Quốc về kinh tế và chính trị sẽ gia tăng, theo Humphries.

    Trung Quốc đã làm việc với các nước trong khối BRIC gồm Brazil, Nga và Ấn Độ để chấp nhận nhân dân tệ như đơn vị giao dịch. Khi ba nước này đều không hài lòng với sự thống trị về kinh tế và chính trị Mỹ, vụ vỡ nợ có thể thúc đẩy điều đó.

    Ngoài ra, Arab Saudi gần đây cũng cho biết họ sẵn sàng giao dịch dầu mỏ bằng loại tiền tệ khác ngoài USD.

    Các chuyên gia tài chính đã nhận thấy một số dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế thế giới bắt đầu giảm phụ thuộc vào USD, khi một số quốc gia như Brazil và Malaysia kêu gọi các nước giao dịch thường xuyên hơn bằng các loại tiền tệ khác. Khoảng 60% trao đổi ngoại tệ vẫn bằng USD, nhưng một vụ vỡ nợ của chính phủ Mỹ có thể thay đổi điều đó.

    Bộ trưởng Tài chính Yellen tuần trước cảnh báo vỡ nợ "có nguy cơ làm suy yếu vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và đặt ra câu hỏi về khả năng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi".

    Jeff Stein, nhà phân tích của Washington Post, cho biết uy tín của các chính phủ gắn liền một phần với khả năng ứng phó khủng hoảng. Việc vỡ nợ có thể sẽ gây hoài nghi về năng lực của chính phủ Mỹ không chỉ trong ứng phó với tình huống hoài khẩn cấp, mà còn liên quan tới một trong những chức năng cơ bản nhất: thanh toán các hóa đơn.

    Nếu Mỹ không thể làm được điều đó, người dân và lãnh đạo các nước khác có thể đặt câu hỏi liệu còn vấn đề gì khác mà Washington không thể kiểm soát.

    "Nó sẽ làm xói mòn niềm tin toàn cầu vào hệ thống chính trị của chúng tôi. Bởi một phần vị thế của Mỹ trên thế giới dựa vào niềm tin quốc tế rằng hệ thống chính trị của chúng tôi hiệu quả. Khủng hoảng sẽ khiến nhiều người không còn nghĩ như vậy", Daniel Bergstresser, phó giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Brandeis ở Mỹ, nhận định.

    Rủi ro chính trị khi ông Biden công du châu Á chỉ hai tuần trước thời điểm Mỹ có nguy vỡ nợ có thể rất lớn, theo Stephen Collinson, nhà phân tích của CNN. Nếu các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và quốc hội trong vài ngày tới thất bại, đảng Cộng hòa có thể sẽ cáo buộc ông Biden quan tâm tới các vấn đề đối ngoại hơn chính người Mỹ.

    Tuy nhiên, nếu ông Biden không tham dự hội nghị G7, đó sẽ là thảm họa với chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt vào thời điểm ông muốn tận dụng sự kiện để củng cố hỗ trợ toàn cầu cho Ukraine trước chiến dịch phản công lớn được kỳ vọng.

    Ông Biden nói với các phóng viên rằng "bản chất của tổng thống là giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cùng lúc". Nhà Trắng cũng bảo vệ quyết định công du châu Á của ông Biden, cho rằng Tổng thống có thể xử lý các nhiệm vụ quan trọng ở bất cứ đâu trên thế giới.

    Dù vậy, quyết định hủy lịch trình thăm Australia của ông Biden cũng đã lập tức gây ảnh hưởng tiêu cực, khi hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ ở Sydney với lãnh đạo Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng bị hủy.

    "Các nhà ngoại giao châu Á đã đặt cược vào sự xuất hiện trực tiếp của Tổng thống Mỹ để củng cố tuyên bố Washington là cường quốc khu vực quan trọng. Chuyến đi của ông Biden tới Nhật Bản sẽ được đánh giá cao, nhưng lịch trình bị cắt gọn vẫn là đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ và sẽ làm tăng lo ngại rằng những bất đồng chính trị ở Washington sẽ đe dọa sức mạnh toàn cầu của nước Mỹ", Collinson cho hay.

    Trong khi đó, Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 17/5 đăng bài xã luận cho rằng quyết định hủy thăm Australia và Papua New Guinea của ông Biden "làm xói mòn độ tin cậy của Mỹ". "Khi các vấn đề trong nước lấn át chương trình nghị sự chính trị, Mỹ có thể dễ dàng quay lưng với cam kết của mình", Global Times nhấn mạnh

  • Reply to:

    Alo 0932 449 440 đặt bàn trước để có ngay bàn đẹp kèm khoai sấy

      11 months 1 tuần ago

    Khủng hoảng nợ công phủ bóng thị trường tài chính Mỹ

    Vỡ nợ sẽ tàn phá thị trường tài chính Mỹ nhưng trần nợ công được nâng lên kịp thì cũng không gì đảm bảo mọi thứ sẽ ổn, theo Politico.

    Tuần này, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục nhắc lại rằng chính phủ có thể không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn sau ngày 1/6 nếu quốc hội không chấp thuận tăng trần nợ công.

    Tháng trước, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật cho phép tăng trần nợ công với điều kiện chính phủ phải cắt giảm sâu chi tiêu. Tuy nhiên, Nhà Trắng không chấp nhận các điều khoản. Các quan chức của ông Biden lập luận rằng dự luật này sẽ gây căng thẳng cho nền kinh tế và đánh mất việc làm.

    Nhưng theo giới quan sát, giờ Nhà Trắng có thể đồng ý hạn chế vài chi tiêu để đổi lấy sự nhượng bộ từ đảng Cộng hòa khi "X-date" - thời gian Bộ Tài chính hết tiền đến gần. Ngoài ra, thị trường tài chính đang đối mặt với bất ổn đáng kể bởi lãi vay tăng và sự bất mãn ngày càng tăng với nền kinh tế cũng là nguyên nhân.

    Mike Reynolds, Phó chủ tịch chiến lược đầu tư tại Glenmede, đồng tình với khả năng Nhà Trắng chấp nhận cắt giảm chi tiêu để đạt thỏa thuận. Nhưng hệ quả là có thể xuất hiện "một số biến động" trên thị trường chứng khoán.

    Jenny Johnson, Chủ tịch kiêm CEO quỹ tương hỗ Franklin Templeton, nói bà không rõ thị trường tài chính sẽ phản ứng chính xác ra sao. Tuy nhiên, bà thừa nhận đang chán nản với hàng loạt sự kiện bất lợi trong nhiều tháng qua.

    "Thật đáng xấu hổ với tư cách là một quốc gia mà chúng ta phải đến nông nỗi này", bà bình luận. Dù tin rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công kịp thời và Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự thống trị trên thị trường tài chính nhưng bà nói các cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại đang "làm sứt mẻ" niềm tin của nhà đầu tư.

    Mặt tiền Sở chứng khoán New York. 

    Trong lịch sử, chứng khoán Mỹ từng đỏ lửa vào lần cuối Mỹ bên bờ vực vỡ nợ. Năm 2011, khi chỉ còn chưa đầy một tuần đến X-date, các chỉ số chính giảm 20%. Lần này, Moody's Analytics ước tính giá cổ phiếu có thể giảm khoảng 20%.

    Bối cảnh kinh tế hiện tại là một tiền đề khó khăn để ông Biden và đảng Cộng hòa đàm phán. Nó cũng đồng thời tạo nguy cơ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào khả năng quản lý nền kinh tế của Nhà Trắng.

    Sau làn sóng phá sản của một số ngân hàng khu vực, cộng đồng và các tổ chức tài chính cỡ trung bình đang bắt đầu rút lui khỏi thị trường tín dụng. Niềm tin người tiêu dùng đang suy giảm. Và ngay cả khi người Mỹ vẫn tiếp tục mua sắm các nhà bán lẻ lớn và dữ liệu thẻ ngân hàng nhận thấy xu hướng thắt lưng buộc bụng.

    Trong khi đó, lạm phát dai dẳng khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu rằng họ khó có thể cắt giảm lãi suất cho đến khi tự tin rằng đà tăng giá đột biến đã được kiểm soát. Khả năng nền kinh tế đi xuống cũng sẽ ảnh hưởng đến cách thị trường tài chính đón nhận bất kỳ thỏa thuận nào mà Biden và McCarthy đưa ra.

    Mặc dù dự luật trần nợ công của đảng Cộng hòa hứa hẹn các cải cách về cấp phép lĩnh vực năng lượng và những thay đổi khác mang tính cổ vũ thị trường, nhưng nó cũng bao gồm các khoản cắt giảm chi tiêu lớn có thể khiến các nhà giao dịch tài chính hoảng sợ nếu nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn.

    Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2011, sau khi Tổng thống Barack Obama và các đảng viên Cộng hòa công bố một thỏa thuận chỉ hai ngày trước X-date. "Điều đó gần như là một nghịch lý, nhưng S&P 500 đã giảm sau khi trần nợ công mới được thông qua vào năm 2011", Reynolds nói.

    Hai ngày sau khi ông Obama ký dự luật trần nợ công mới khi ấy, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính. Bởi lẽ, các nhà đầu tư lo rằng việc cắt giảm chi tiêu để đổi lấy thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vẫn đang mắc kẹt trong vũng bùn.

    Vào 5/8/2011, S&P đã công bố một quyết định lịch sử là hạ bậc tín nhiệm trái phiếu chính phủ Mỹ, càng đẩy thị trường chứng khoán đi xuống. Các chỉ số chính của thị trường đã không phục hồi cho đến năm sau đó, tức 2012.

    Như vậy, ngay cả khi quốc hội và Nhà Trắng đạt được thống nhất mức trần nợ công mới trước 1/6 thì vẫn có khả năng trái phiếu chính phủ Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm. Richard Bernstein, CEO Richard Bernstein Advisors, Cựu chiến lược gia trưởng đầu tư tại Merrill Lynch, tin rằng khả năng bị hạ cấp là 50%.

    "Chúng ta chỉ còn hai tuần nữa là đến X-date. Chúng ta phải tăng trần nợ ngay bây giờ và tránh thảm họa kinh tế", hạ nghị sĩ Brendan Boyle, đảng viên Dân chủ cấp cao nhất trong Ủy ban Ngân sách Hạ viện, nói.

    Nhưng vẫn có những niềm tin vào khả năng vượt cơn bão trần nợ công lần này. Wall Street Journal nhận định nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ bằng một phần nhỏ so với năm 2011. Các hộ gia đình và doanh nghiệp rủng rỉnh tiền mặt thời điểm Fed bắt đầu tăng lãi suất vào năm ngoái, điều này giúp họ có một bước đệm vững chắc để chống chọi với thua lỗ khi lãi suất cao hơn.

    Dù đảng Cộng hòa thuyết phục được Nhà Trắng cắt giảm chi tiêu, họ cũng có thể đổi quan điểm nếu một cuộc suy thoái càn quét đến những địa phương mà họ kiểm soát, theo Joe Brusuelas, Kinh tế trưởng RSM US.

    Ngay cả khi các giới hạn chi tiêu mới là ràng buộc, cách đàm phán hiện tại giữa Nhà Trắng và quốc hội cho thấy bất kỳ giới hạn nào được đưa ra cũng sẽ không bị trói buộc trước nhu cầu phát sinh khi suy thoái, theo Joe.

  • Reply to:

    HP: tablet webOS sẽ trở lại vào năm 2013

      11 months 2 tuần ago

    Tính cách của 'ông trùm AI' vừa rời Google

    Geoffrey Hinton, được coi là "cha đỡ đầu" của ngành AI, rời Google để có thể trực tiếp cảnh báo về mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo.

    Khi Google giúp quân đội Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự bằng trí thông minh nhân tạo năm 2018, Geoffrey Hinton không điền tên mình vào lá đơn phản đối, điều mà hơn 4.000 đồng nghiệp của ông đã làm. Thay vào đó, ông nói trực tiếp với Sergey Brin và khiến dự định của nhà đồng sáng lập Google lung lay.

    Geoffrey Hinton là người tiên phong trong lĩnh vực AI.

    Theo FT, câu chuyện phần nào cho thấy ảnh hưởng thầm lặng của Hinton trong thế giới trí tuệ nhân tạo. Vị giáo sư 75 tuổi được coi là một trong những "bố già" của AI vì loạt công trình nghiên cứu của ông về học sâu - lĩnh vực nền tảng cho các mô hình AI hiện đại. Giai thoại trên cũng phản ánh lòng trung thành của Hinton. Theo những người quen biết, ông là không bao giờ công khai bất kỳ sự bất bình nào đối với quyết sách của công ty, kể cả về mặt đạo đức hay chiến lược.

    Nhưng mọi thứ thay đổi đầu tháng 5 khi Hinton quyết định rút khỏi vị trí phó chủ tịch và quản lý công nghệ tại Google để có thể công khai về những rủi ro của AI đối với nhân loại. "Tôi rời Google để có thể chỉ trích Google. Thực tế, tôi rời đi để có thể nói về sự nguy hiểm của AI mà không phải xem xét điều này ảnh hưởng đến Google thế nào", ông viết trên Twitter ngày 1/5 sau khi từ chức.

    Yoshua Bengio, bạn lâu năm và cũng giành giải Turing - một giải thưởng được ví như Nobel Tin học - cùng Hinton và nhà khoa học máy tính người Pháp Yann LeCun năm 2018, nói bạn mình đã nghĩ đến chuyện nghỉ việc từ lâu.

    "Ông ấy có thể ở lại Google và lên tiếng, nhưng lòng trung thành đã không cho phép ông ấy làm vậy", Bengio nói.

    Hinton từ chức sau khi một loạt AI tạo sinh được tung ra trong 6 tháng qua, bắt đầu với ChatGPT của OpenAI và Microsoft, sau đó là Bard của Google. Ông lo sợ cuộc đua của Microsoft, Google và các công ty khác sẽ đẩy sự phát triển của AI theo hướng có hại nếu không có các biện pháp bảo vệ và quy định phù hợp.

    "Tôi nghĩ ngay từ đầu Google đã rất có trách nhiệm", Hinton nói trong sự kiện EmTech Digital tuần trước.

    Nhưng một khi OpenAI xây dựng những thứ mạnh mẽ bằng cách sử dụng tiền từ Microsoft, còn Microsoft quyết định thương mại hóa chúng, Google không có nhiều lựa chọn. Trong thế giới này, bạn không thể ngăn Microsoft cạnh tranh với Google".

    Từ những năm 1970, Hinton là người tiên phong phát triển "mạng lưới neuron thần kinh" - một công nghệ cố gắng bắt chước cách thức hoạt động của bộ não con người và là nền tảng cho hầu hết sản phẩm AI ngày nay, từ Google Dịch, Bard, ChatGPT đến ôtô tự lái. Ông không bày tỏ lo ngại trong hàng chục năm qua, nhưng gần đây nhận thấy AI phát triển quá nhanh có thể dẫn đến một thế giới đầy rẫy thông tin sai lệch, chiếm công việc của con người và phân hóa xã hội. Các hệ thống AI có thể là hiểm họa đối với con người trong tương lai xa nếu chúng được trao quyền tự chủ quá nhiều.

    "Tôi lo AI sẽ khiến người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng nghèo đi. Khi điều đó xảy ra, xã hội trở nên bạo lực hơn", ông nói. "Công nghệ này thật tuyệt vời, nhưng cần được thiết kế vì lợi ích của mọi người".

    Sinh ra ở London, Hinton là chắt của hai nhà toán học lừng danh người Anh Mary và George Boole - người phát minh ra Logic Boolean, lý thuyết làm nền tảng cho điện toán hiện đại. Ông theo đuổi tâm lý học nhận thức và là chuyên gia trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu của ông về AI không chỉ nhằm mục đích phân tích trí thông minh của con người để xây dựng công nghệ AI, mà còn quay lại làm sáng tỏ cách hoạt động của bộ não.

    Stuart Russell, giáo sư AI tại Đại học California và thường thảo luận nội dung học thuật với Hinton, đánh giá bạn của mình "không phải là người giỏi toán học nhất, điều thường thấy trong cộng đồng máy học, nhưng biết sử dụng trực giác để tìm ra phương pháp hiệu quả". Đây cũng là tiền đề để Hinton xuất bản công trình nghiên cứu về kỹ thuật "Lan truyền ngược" năm 1986, giải thích cách phần mềm máy tính có thể "học" theo thời gian như thế nào.

    "Đó là một bài báo quan trọng", Russell nói. "Ông ấy không nghiên cứu theo cách một nhà toán học thường làm".

    Hinton không phải lúc nào cũng im lặng trước những thứ không hài lòng. Năm 1987, khi là phó giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), ông rời bỏ vị trí của mình và sang Canada. Theo Bengio, một trong những lý do ông đưa ra liên quan đến đạo đức công nghệ. "Ông ấy lo ngại việc sử dụng công nghệ, đặc biệt là AI, trong chiến tranh. Trong khi đó, phần lớn tài trợ cho nghiên cứu của ông ấy lại đến từ quân đội Mỹ", Bengio kể.

    Hinton gia nhập Google năm 2013 khi công ty mua lại startup của ông và hai sinh viên. Sau này, một trong hai sinh viên đó là Ilya Sutskever - người đồng sáng lập OpenAI.

    Sau khi rời Google, khi được hỏi liệu ông có hối hận về công việc của đời mình hay không vì chúng đang có nguy cơ gây nhiều tác hại, Hinton nói ông đã nghĩ kỹ lưỡng vấn đề. "Đây là giai đoạn AI khó đoán nhất", ông cho hay.

  • Reply to:

    Tập tành theo Khóa học DevOps

      11 months 3 tuần ago

    Badge free của AWS không hề dễ ăn. Nhiều cao thủ về chứng chỉ thì level Pro và kinh nghiệm thực tế cũng tính bằng năm nhưng thi lần đầu cũng tạch với điểm rơi vào khoảng 75%. Cá biệt có cái badge mà phải gọi là ở độ kinh dị là Learning Path: Architecting vì nếu các bạn xem curriculum của khoá sẽ thấy 3 course cuối là:

    • Thi thử AWS SAA,
    • Tài liệu ôn SA Pro
    • và cuối cùng test lấy badge.(tự hiểu luôn là badge này chứng minh level xấp xỉ chứng chỉ SA Pro)

    AWS

Các trang

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung