Phát biểu khai mạc: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bắt nhịp với những diễn biến nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những cách thức ứng phó phù hợp mà Việt Nam đưa ra là đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hoạt động khởi nghiệp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân được Đảng và nhà nước Việt Nam rất quan tâm.

Văn kiện đại hội 12 của Đảng khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng.

Hội nghị Trung ương V khoá 12 đã ban hành nghị quyết số 10 phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân cho thấy sự cạnh tranh lành mạnh của hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam với nền tảng là các doanh nghiệp tư nhân có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới đã trở thành hướng đi đúng đắn.

Công nghệ cao Hoà Lạc

Thời gian qua, số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng với hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, đã hình thành thêm một số quỹ đầu tư như quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn Vingroup, với những vườn ươm tiêu biểu như vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hoà Lạc, vườm ươm doanh nghiệp CNC TP HCM, vườm ươm Đà Nẵng, trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp... Chất lượng và số lượng đơn vị đầu tư các start up có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng ba lần so với năm 2017.

Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng ngày càng tăng. Số lượng và hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng tăng, đã có tính hệ thống hơn, phát triển các hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Những thành quả ban đầu đó trước hết là do tiềm năng con người Việt Nam được đánh thức thông qua những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát huy sức mạnh kinh tế tư nhân, là quyết tâm của chính phủ xây dựng thành công chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số.

Tuy nhiên, môi trường phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là chính sách về đầu tư, các vấn đề liên quan tới thoái vốn, cho vay, vốn và đầu tư mạo hiểm, khiến các nhà đầu tư còn e ngại, các doanh nghiệp khởi nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.

Tại hội thảo này, chúng ta sẽ cùng trao đổi và lắng nghe các ý kiến, tập trung phát hiện và kiến nghị tháo gỡ các rào cản, nút thắt để kinh tế tư nhân phát triển bứt phá, thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế, tìm ra giải pháp tạo đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp thành công.

Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung bàn về các vấn đề sau đây:

- Một là trên thế giới hiện có phương thức mô hình kinh doanh mới nào, mô hình nào cần thiết và phù hợp với Việt Nam, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, mô hình nào phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Đây là động lực quan trọng cho phong trào khởi nghiệp quốc gia.

- Hai là, xu hướng ứng xử của các quốc gia với các mô hình kinh doanh mới trong thời đại số, làm rõ quan điểm về cơ chế và chính sách phù hợp, chấp nhận cái mới, mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu.

- Ba là những giải pháp khuyến khích các mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam với 6 nội dung cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia, tối ưu hoá môi trường pháp lý, tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển, tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp.

- Bốn là đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để phát triển, tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet