Đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông

Bùi Đức Tú*

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang 

 20 Trần Phú, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận, Việt Nam

Nhận ngày 17 tháng 1 năm 2008 

Tóm tắt. Bài báo đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục nghề cho học sinh phổ thông. Trong đó, vừa đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục nghề phổ thông, vừa nêu lên các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học nghề phổ thông của học sinh, và đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên dạy.  

1. Đặt vấn đề*

Lênin viết: “Giáo dục nghề nghiệp không được mang dấu ấn của nền sản xuất thủ công mà phải  có  quan  hệ với những  tri  thức phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, phải dựa trên sự thống  nhất  giữa  học  tập  và  lao  động  sản xuất”. Hoạt  động  giáo  dục  nghề  phổ  thông (GD NPT)  được  hiểu  là  hoạt  động  giáo  dục nghề  nghiệp  nhằm  cung  cấp  kiến  thức,  kỹ năng,  kỹ  thuật  ban  đầu  cho  đối  tượng  học
sinh  phổ  thông,  góp  phần  khắc  phục  tính trừu  tượng  của  các  kiến  thức,  nguyên  lý  kỹ thuật; giúp học sinh thấy được những đòi hỏi của  nghề  đối  với  người  lao  động  về  phẩm chất và năng  lực,  từ đó  có  sự  lựa  chọn nghề và định hướng học tập phù hợp nhất. Vì vậy, GD  NPT  chính  là  một  con  đường  đặc  biệt quan  trọng  để  hướng  nghiệp  cho  học  sinh (HS) và góp phần đặt nền tảng cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước [1].

Nhận  thức  sâu  sắc  tầm  quan  trọng  của hoạt  động  này,  Bộ  GD-ĐT  chủ  trương  tăng cường  hoạt  động GD NPT,  củng  cố  và  tăng cường hệ thống trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, cộng điểm khuyến khích cho học  sinh  có  chứng  chỉ NPT…, đặc biệt kể  từ năm học 2007-2008, GD NPT được coi là một môn  học  chính  thức  trong  chương  trình  lớp 11. Tuy vậy,  trên thực  tế hoạt động GD NPT hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập so với yêu cầu đặt ra từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập WTO. Thực trạng  này  xuất  phát  từ  nhiều  nguyên  nhân như nhận thức của xã hội về GD NPT còn bất cập, trang thiết bị quá thiếu thốn…, trong đó phải kể đến công tác kiểm định, đánh giá chất lượng còn nhiều yếu kém và chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được bộ thang đo  phù  hợp  với  đặc  thù  của  hoạt  động GDNPT  và phù  hợp  với phương pháp dạy  học mới.

Vấn đề đặt ra là: Cần phải kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh học NPT như thế  nào  để  phù  hợp  nhất  với  đặc  thù  GD NPT? Thước đo nào để đánh giá  chất  lượng hoạt  động  GD NPT?  Và  đánh  giá  năng  lực giáo viên dạy NPT như thế nào?  

2.  Tiêu  chí  đánh  giá  chất  lượng  hoạt  động

GD NPT  của một  trung  tâm  kỹ  thuật  tổng hợp - hướng nghiệp  Việc  xây  dựng  tiêu  chí  đánh  giá  chất lượng hoạt động GD NPT dựa trên khái niệm về chất  lượng  trong Từ điển  tiếng Việt, NXB Văn  hóa  -  Thông  tin,  Hà  Nội  1999:  “Chất lượng  là  phạm  trù  triết  học  biểu  thị  những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì,  tính  ổn  định  tương  đối  của  sự  vật  phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên  ngoài  qua  các  thuộc  tính… Về  căn  bản, chất  lượng  của  sự  vật  bao  giờ  cũng gắn  với tính  quy định về  số  lượng  của  nó và  không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng  là sự  thống nhất giữa số  lượng và chất lượng”.

Theo  Pedhazur  và  Schmelkin  (1991)  thì tiêu chí  là cơ sở để dựa vào đó mà đánh giá chất lượng. Tiêu chí có thể là bất cứ đại lượng nào  dùng  để  giải  thích  hoặc  dự  đoán  bằng cách lấy thông tin từ đại lượng khác. Để đánh giá  chất  lượng  hoạt động GD NPT  cần phải đánh  giá  các  tiêu  chí  đầu  vào,  các  tiêu  chí thuộc quá trình đào tạo và các tiêu chí đầu ra. Về chất lượng đào tạo nghề nói chung, các
nhà kinh tế giáo dục đã bổ sung và hoàn chỉnh bảng  1  sau  đây  do  Kirpatrick  [2]  đề  xuất:

Đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng  hoạt động giáo dục nghề phổ thông

 Với  đặc  thù  của  hoạt  động  GD  NPT, chúng  tôi cho  rằng, nâng cao chất  lượng GD NPT  ở một  trung  tâm  kỹ  thuật  tổng  hợp  - hướng  nghiệp  (KTTH-HN)  được  biểu  hiện bởi  các  tiêu  chí phát  triển  về  “chất” và  tăng trưởng  về  “lượng”.  Trong  đó,  phát  triển  về “chất” nghĩa là nâng cao tỷ lệ đậu tốt nghiệp NPT,  nâng  cao  tỷ  lệ  đạt  loại  giỏi,  loại  khá trong kỳ thi tốt nghiệp NPT, thi học sinh giỏi NPT..., đặc biệt, ngày càng góp phần tích cực hơn  trong  công  tác hướng nghiệp nói  chung để  giảm  tỷ  lệ HS  yếu  kém  thi  vào  đại  học, tăng  tỷ  lệ  học  sinh  thi  vào  các  trường  trung học  chuyên  nghiệp,  trường  dạy  nghề  hoặc trực  tiếp đi vào cuộc sống  lao động sản xuất phù  hợp  với  năng  lực,  sở  trường,  hứng  thú của bản thân, phù hợp với đặc điểm gia đình, địa phương và yêu cầu của toàn xã hội... Tăng
trưởng về  “lượng” được hiểu  là nâng  cao  tỷ lệ  HS  đến  học  NPT,  giảm  thiểu  HS  bỏ  học giữa  chừng. Vì vậy, đối với  chất  lượng hoạt động GD NPT  chủ  yếu  chỉ  ñánh  giá  theo  4 cấp độ thể hiện qua bảng 2 sau đây:

Đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng  hoạt động giáo dục nghề phổ thông

3. Kiểm tra, đánh giá học sinh học NPT

Việc  tổ  chức kiểm  tra, đánh giá học  sinh học NPT trong thời gian qua chủ yếu để đảm bảo  đủ  số  điểm  theo  qui  định  và  xem  khả năng  học  thuộc  bài,  kĩ  năng  thực  hành  của học sinh, chưa chú ý phân tích, xử lý kết quả kiểm  tra  đánh  giá  để  điều  chỉnh  nội  dung phương pháp dạy học. Về phương pháp: Chủ yếu  là  tự  luận và quan  sát. Vì vậy nội dung kiểm  tra không  thể  bao quát được phần  lớn
chương  trình mà  chỉ  tập  trung vào kiểm  tra đánh giá một số nội dung chủ yếu. Chưa phối hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá  của  học  sinh  và  giữa  đánh  giá  với  nhận xét.  Để  khắc  phục  những  hạn  chế  trên,  cần phải  vận  dụng  linh  hoạt  các  phương  pháp kiểm tra sau đây trong quá trình GD NPT.

3.1. Kiểm tra vấn đáp   

Kiểm  tra  vấn  đáp  là  phương  pháp  kiểm tra,  đánh  giá  kết  quả  học  tập  của  học  sinh thông  qua  tương  tác  hỏi  -  đáp  giữa  thầy  và trò,  trong  đó  thầy  là  người  đặt  câu  hỏi,  trò độc lập trả lời.

3.2. Kiểm tra viết  

Kiểm  tra  đánh  giá  mức  độ  hoàn  thành mục tiêu về kiến thức và khả năng vận dụng kiến  thức đã học của HS  thông qua việc yêu cầu  HS  giải  thích,  chứng  minh  cơ  sở  khoa học, nguyên lý kỹ thuật của những biện pháp kỹ thuật, qui trình công nghệ được ứng dụng khi sản xuất sản phẩm. Kiểm tra viết bao gồm phương  pháp  tự  luận  và  phương  pháp  trắc nghiệm khách quan  (chủ yếu  là  trắc nghiệm
nhiều lựa chọn)  

3.3. Kiểm tra bằng quan sát thực tế

3.3.1. Cơ  sở đề xuất  tiêu  chí để đánh giá  tay nghề học sinh học NPT  Để đánh giá năng  lực nghề của học sinh học NPT, không  chỉ dựa  vào điểm bài kiểm tra  viết  hay  vấn đáp, mà  còn  phải  đánh  giá
dựa vào quan sát quá trình thực hành và sản phẩm thực hành.   Trình  độ  tay  nghề  (chứng  chỉ  nghề  I  và chứng  chỉ  nghề  II)  của  học  sinh  học NPT  ở Việt Nam thể hiện khá rõ nét trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Australia (bảng 3) [3].

Về mức độ hiểu biết và mức độ kỹ năng, của HS học NPT  cũng được  thể hiện hình 1. Theo đó, với  tay nghề ở mức bán  lành nghề (Semi  Skilled),  người  học  sinh  học NPT mới hiểu,  thừa  nhận  và  nhắc  lại  về  kiến  thức nghề,  và  biết  bắt  chước  theo  người  dạy  và vận dụng vào tình huống bài tập [4].

3.3.2. Tiêu chí đánh giá tay nghề học sinh học NPT Từ các cơ sở trên, chúng tôi đề xuất thang đo để đánh  giá  kết  quả  thực  hành NPT  của học sinh theo bảng 4 sau đây: 

4.  Tiêu  chí  đánh  giá  năng  lực  sư  phạm  kỹ thuật của giáo viên dạy NPT

4.1. Cơ sở xây dựng 

Đối  với  giáo  viên  dạy  NPT  do  trình  độ đào  tạo, nguồn đào  tạo chênh  lệch nhau, bởi lẽ các nghề khác nhau có đặc thù riêng không giống  các môn văn hóa phổ  thông,  thậm  chí một giáo viên có thể dạy trên dưới 2 nghề nên việc đánh giá năng lực giảng dạy theo chuẩn chung của giáo viên THPT là không phù hợp. Đánh giá giáo viên dạy NPT cần phải đặt trong môi trường hoạt động nghề nghiệp của
giáo  viên  theo  quan  điểm  didactique  (Cộng hòa Pháp) [5], với hình 2:

4.1. Cơ sở xây dựng

Người giáo viên nói  chung  cần  có  các  tố chất  sau đây: Nắm vững kiến  thức  thuộc bộ môn mình dạy; Hiểu được những nguyên tắc cơ bản về  sự  trưởng  thành và phát  triển  của trẻ  em; Có  kiến  thức   chung  tốt; Có  phương pháp và kỹ  thuật dạy học hiệu quả; Có  thái độ  tích  cực  đối  với  nghề  nghiệp;  Sẵn  sàng chấp  nhận  sự  điều  chỉnh  để  bài  giảng  của mình phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực
tế;  Dũng  cảm  đấu  tranh  để  đạt  tới  chuẩn mực [5].

4.2. Chuẩn năng lực giáo viên dạy NPT


trong  đó, N: Chuẩn  năng
lực  giáo  viên  dạy  NPT;  L:  Chuẩn  năng  lực
dạy  lý  thuyết NPT;  T:  Chuẩn  năng  lực  dạy
thực hành NPT
với N ≥  9 :  Năng lực tốt      
7 ≤  N < 9 :  Năng lực khá
5  ≤  N< 7:  Năng lực trung bình
N < 5 :  Năng lực yếu

4.1. Cơ sở xây dựng

5. Kết luận

Giáo dục NPT  có đặc  thù  là yêu  cầu  tay nghề  của HS ở mức  thấp  (đào  tạo nghề ban đầu);  luôn  luôn  phải  lồng  ghép  hoạt  động giáo  dục  hướng  nghiệp  và  giáo  dục  ý  thức, tác phong công nghiệp; giáo viên dạy NPT có thể  đảm  nhiệm  2  nghề  gần  chuyên  môn… Việc xây dựng các tiêu chí, các thang đo trên đây vừa phù hợp với  các nguyên  tắc,  chuẩn mực đánh giá  chất  lượng đào  tạo  trong giáo
dục  nghề  nghiệp,  vừa  phù  hợp  với  đặc  thù của hoạt động giáo dục NPT  có ý nghĩa  lớn đối  với mục  tiêu  nâng  cao  chất  lượng  hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động  hướng  nghiệp,  làm  nền  tảng  cho  việc thực  hiện  chiến  lược  phát  triển  nguồn  nhân lực trong tương lai. Đổi  mới  công  tác  kiểm  tra  đánh  giá,  là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp đi đôi với đổi mới hoạt động GD NPT. Đánh giá đúng còn có  tác  dụng  thúc  đẩy  động  cơ  học  tập  của người  học,  khuyến  khích  người  học  tăng cường tham gia vào các hoạt động học tập để
hình thành những năng lực cần thiết theo mục tiêu  đã  định;  thúc  đẩy  động  cơ  phấn  đấu vươn  lên  của  người  dạy,  tạo  nên  sự  cạnh tranh lành mạnh, giúp cho phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đi vào thực chất.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 2 (1 vote)