Cloud computing là một mô hình tính toán thương mại

Cloud computing là một mô hình tính toán thương mại

Khái niệm cloud computing (điện toán đám mây) ra đời từ năm 2007. Nửa năm sau đó, cloud computing đã nhận được sự quan tâm vượt hẳn grid computing (điện toán lưới). Dù vậy, đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó.

Cloud computing là một mô hình tính toán thương mại, cho phép chia nhỏ nhiệm vụ tính toán để phân tán trên hàng loạt máy tính của bể tài nguyên (resource pool), cung cấp khả năng tính toán, lưu trữ, phục vụ thông tin cho người dùng. Gọi là cloud vì số lượng máy tính trong bể tài nguyên là không cố định, thậm chí cấu trúc bể tài nguyên cũng không cố định, giống như một đám mây luôn thay đổi hình dạng. Bể tài nguyên này có mứa độ tự động cao, thường dùng phần mềm chuyên dụng để quản lí, ít sự can thiệp của con người.

Cloud computing là sự phát triển của điện toán song song (parallel computing), điện toán phân tán (distributed computing) và điện toán lưới (grid computing). Dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì cloud computing cũng cần đảm bảo các đặc điểm sau:

-Qui mô lớn: hệ thống cloud computing của Google có hơn 1 triệu server, cloud của Amazon, IBM, Microsoft hay Yahoo đều có hàng trăm nghìn server.

-Ảo hóa: người dùng hoàn toàn không biết việc tính toán diễn ra tại đâu, chỉ cần gởi request và nhận kết quả.

-Độ tin cậy cao: cloud thường lưu dữ liệu thành nhiều bản và ứng dụng nhiều cơ chế đảm bảo hệ thống vẫn an toàn khi bất kì server nào bị hỏng.

-Thông dụng: thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau

-“co dãn tốt”: số lượng server trong cloud không cố định, tùy theo mức độ sử dụng có thể tăng thêm hoặc giảm bớt server.

-Phục vụ theo yêu cầu: người dùng thông qua mức độ sử dụng của mình để trả tiền.

-Giá rẻ: Google mỗi năm đầu tư 1.6 tỉ USD để xây dựng trung tâm dữ liệu dạng cloud, năng lực tương đương với bỏ ra 64 tỉ USD để xây dựng theo kĩ thuật truyền thống. Hơn nữa thời gian xử lí còn rút ngắn đi nhiều.

Căn cứ theo loại hình phục vụ, cloud computing được chia thành 3 tầng:

-IaaS (Infrustructure as a Service): cung cấp một hệ thống các máy trần và ổ cứng, người dùng có thể chạy windows hoặc linux trên đó, có thể làm bất cứ điều gì, lượng tài nguyên có thể dùng gần như vô hạn. Điển hình có EC2 (Elastic Computing Cloud) và S3 (Simple Storage Service) của AWS (Amazon Web Service). Người dùng cần nghĩ đến việc làm thế nào để nhiều máy hoạt động phối hợp với nhau. Ví dụ AWS cung cấp SQS (Simple Queue Service) để các máy giao tiếp với nhau.

-Paas (Platform as a Service): cung cấp môi trường để người dùng chạy ứng dụng, điển hình có Google App Engine và Microsoft Windows Azure. PaaS tự động quản lí hệ thống, người dùng không cần quan tâm việc giao tiếp giữa các máy.

-SaaS (Software as a Service): chỉ nhắm vào một số ứng dụng nhất định, ví dụ như CRM (Client Relationship Management ) của Salesforce.

Sự khác biệt giữa điện toán lưới và điện toán đám mây có thể tổng kết như bảng dưới đây:

  Điện toán lưới Điện toán đám mây
Mục tiêu Chia sẻ điện toán tính năng cao (High performance computing) và dữ liệu, hợp tác thực hiện Cung cấp môi trường tính toán và không gian lưu trữ thông dụng, cung cấp sự phục vụ cho nhiều loại phần mềm
Nguồn gốc tài nguyên Nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau Cùng tổ chức
Loại tài nguyên Dị cấu Đẳng cấu
Máy trạm Máy tính với tính năng cao Server/ PC
Loại ứng dụng Tính toán khoa học Xử lí dữ liệu
Người dùng Giới khoa học Thương mại
Phương thức trả tiền Miễn phí (chính phủ chi) Tính phí theo lượng sử dụng
Tiêu chuẩn hóa Tiêu chuẩn quốc tế OGSA/WSRF Chưa có tiêu chuẩn

Nguồn internet

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 4 (2 votes)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Bình luận (0)

 

Add Comment

Filtered HTML

  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Các thẻ HTML được chấp nhận: <a> <em> <strong> <cite> <blockquote> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd>
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.

Plain text

  • No HTML tags allowed.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
7 Things to Look For in a Drupal Developer: Drupal Web Development

7 suy nghĩ của Drupal Developer

Maybe you’ve made the extremely intelligent decision to switch to the Drupal CMS; maybe you’ve been a Drupalite for awhile but are looking for some Drupal web development insight; or maybe you’re looking for a good CMS home for your site.

Phần 1: Các bước tạo  Symfony2 website

Phần 1: Các bước tạo Symfony2 website

This chapter will cover the first steps when creating a Symfony2 website. We will download and configure the Symfony2 Standard Distribution

Xây dựng Drupal 8 trên VirtualBox và Vagrant trong Windows

Xây dựng Drupal 8 trên VirtualBox và Vagrant trong Windows

The big problem, I see, is that almost all the tool-builders for OSS web software run either Mac OS X or a flavor of Linux,

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung