Thiết kế website sử dụng hệ màu RGB, CMYK, và Pantone

Thiết kế website sử dụng hệ màu RGB, CMYK, và Pantone

Để là một người thiết kế đồ họa tốt bạn phải nắm bắt được màu sắc, các tiêu chuẩn màu trong thiết kế đồ họa, nắm rõ kiến thức về màu sắc giúp các bạn chọn lựa hệ màu sắc phù hợp với công việc thiết kế của mình. Các hệ số màu mình giới thiệu cho các bạn là RGB, CMYK, và hệ màu Pantone được sử dụng trong thiết kế website, thiết kế in ấn, thiết kế đồ họa kỹ thuật số…

Hệ màu RGB

Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam (blue), là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.

Cũng lưu ý rằng mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam” một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi chúng cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng là dao động một cách đáng kể.

Chuẩn màu này là tốt nhất cho thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, Blog, quảng cáo trên website.

Hệ màu CMYK

Thiết kế website sử dụng hệ màu  RGB, CMYK, và  Pantone

Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:

-       C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ

-       M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu hồng sẫm

-       Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng

-       K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB để tạo các màu khác.

Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, hồng sẫm cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng tạo ra màu đen.

Vì màu ‘đen’ sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen thật sự hay màu đen của vật đen tuyệt đối (là vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng), việc in ấn trên cơ sở bốn màu (đôi khi gọi là in các màu mặc dù điều này không chính xác) phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc loại trừ là các màu vàng, hồng sẫm và xanh lơ.

Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn.

Chuẩn màu này là tốt nhất cho thiết kế in ấn, catalogue, brochure, tờ rơi, tờ gấp, namecard…

Hệ màu Pantone

Pantone là màu gì và nó khác với các “màu thường” như thế nào? Người trong giới in ấn thường định nghĩa màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu Pantone là màu được nhà sản xuất pha sẵn, khác với việc nhà in pha trộn các màu CMYK là 4 màu cơ bản trong in ấn để tạo ra những màu chúng ta mong muốn. Màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn.

In bằng cách pha trộn 4 màu CYMK được gọi là in selection và việc in này tiết kiệm cho phí hơn so với in Pantone vì khi tách bản, máy ghi phim sẽ tách thành 1 màu riêng ngoài 4 màu CMYK thông thường. Màu Pantone thì được nhà sản xuất pha chuẩn và đánh mã số, chỉ cần đọc mã số là phía nhà in sẽ chọn loại màu bạn mong muốn, do vậy rất ít xảy ra sự lệch màu như khi bạn in selection. Vì phải tăng thêm chi phí bản kẽm, chi phí in Pantone sẽ đắt tiền hơn nhưng đôi khi vì lý do thẩm mỹ, muốn sản phẩm in thực sự nổi bật và ấn tượng, hay do phải dùng chính xác một màu nào đó cho logo, người ta vẫn thường dùng.

Người ta thường phân biệt màu Pantone C, Pantone U, Pantone M… dựa trên việc màu được in trên chất liệu giấy nào, Coated (tráng phủ, như giấy Couche), Un-coated (không tráng, như giấy Fort) hay là giấy Matte (mờ), sở dĩ như vậy là vì chất liệu giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sắc thái màu Pantone.

Để chọn đúng màu chúng ta cần, có thể đối chiếu màu trên bảng màu Pantone (Pantone Color Chart), bảng màu này khá đắt tiền so với các Color Chart thông thường. Trong các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop, Corel Craw… đều có cho phép đổ màu Pantone. Để in bằng màu Pantone, bạn có thể đưa yêu cầu cho nhân viên thiết kế để họ đưa màu Pantone vào những chỗ bạn cần trên layout thiết kế, và làm việc với nhà in để đưa ra yêu cầu về in màu Pantone.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
External Links là gì?

Kiến thức SEO: External Links là gì?

Bài viết này là 1 chút kiến thức seo về External links để các bạn có thể hiểu thêm về khía cạnh liên kết trong website của mình.Về SEO mặc dù không quan trọng bằng Internal links nhưng nếu không nắm rõ sẽ là 1 mất mác không nên có.

CEO Mark Zuckerberg sẽ gặp gỡ ai tại Việt Nam?

CEO Mark Zuckerberg sẽ gặp gỡ ai tại Việt Nam?

Chuyến đi bất ngờ của Mark Zuckerberg đến VN chỉ vì mục đích cá nhân, không phải vì công việc.

iPhone 4S trở thành smartphone chụp ảnh phổ biến thứ 2 trên Flickr

iPhone 4S trở thành smartphone chụp ảnh phổ biến thứ 2 trên Flickr

Chỉ một tháng sau khi phát hành, iPhone 4S đã nhanh chóng lọt vào top những smartphone chụp ảnh phổ biến chia sẻ ảnh lên mạng Flickr.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung