Pascal : Bài tập mảng 1 chiều hot nhất nên xem

Pascal : Bài tập mảng 1 chiều hot nhất nên xem

 

Một số bài tập lập trình Pascal

Vấn đề 3: Mảng 1 chiều

Bài toán số 3.1: Nhập xuất và tính tổng các phần tử trong mảng.

Ví dụ: A:        1   5   6   7   4  

Kết quả:          Tong S = 23

Hướng dẫn: Để giải quyết bài toán cần phải đảm bảo các vấn đề:

  • Nhập mảng, có thể xây dựng thành hàm để đóng gói và sử dụng lại. Các thao tác theo yêu cầu:
    • (1) Nhập số N.
    • (2) Tiến hành lặp (từ 0 đến N-1) và nhập cho các giá trị Ai trong mảng.
    • Lưu ý: N phải được vào truyền theo dạng tham biến (tức là &N)
  • Xuất mảng. Công việc đơn giản là sử dụng voøng lặp từ 0 đến N-1 để in ra các giá trị Ai cho mảng. Sau đó, Writeln  xuống dòng.
  • Hàm tính tổng các phần tử cho một mảng A
    • Khai báo và khởi tạo mảng S là 0.
    • Sử dụng một vòng lặp (từ 0 đến N-1 để duyệt qua tất cả các giá trị Ai) để tính cộng dồn giá trị của Ai vào tổng S.
  • Viết thân chöông trình chính với nội dung dùng để kiểm tra kết quả thực hiện của hàm.
    • Khai báo mảng A có tối đa 20 phần tử và biến N chỉ số lượng phần tử của A.
    • Gọi hàm nhập mảng để nhập mảng A, với N phần tử.
    • Gọi hàm xuất mảng A, với N phần tử.
    • In giá trị của tổng các phần tử bằng cách truyền trực tiếp giá trị trả về của việc tính tổng cho Writeln(……)
    • Gọi hàm Readln( ) trước khi kết thúc  để dừng lại xem kết quả.

Chương trình:

{ 1. Cac khai bao cho chuong trinh    }

Program Mang1C;

Uses crt;

Type    Mang20 = array[1..20] of Integer;

Var      N:Integer;

            A:Mang20;

{ 2. Thu tuc nhap mang A voi N la so phan tu  }

Procedure NhapMang1C(Var  A : Mang20 ;Var N:Integer);

Var i: Integer;

Begin

    Write( 'So luong phan tu:' );            Readln( N);

    For i:=0 to N do

    Begin

            Write( 'Nhap phan tu thu ', i,'' );      Readln( A[i] );

    End;

End;

 { 3. Thu tuc xuat mang A voi N la so phan tu  }

Procedure XuatMang1C( Var  A : Mang20;Var  N :Integer );

Var i:Integer;

Begin

    For  i :=0 to N do

                 Write( A[i]:2 );

    Writeln;

End;

 { 4. Chuong trinh con tinh tong cac phan tu trong mang  }

Function TongMang1C( A : Mang20;  N:Integer):longint;

Var i :Integer;

      S :longint;

Begin

    S := 0;

    For  i:=0 to N do

                  S := S + A[i] ;

    TongMang1C:=S;

End;

 { 5. Than chuong trinh chinh   }

BEGIN

            NhapMang1C( A, N );

            XuatMang1C( A, N );

            Writeln(' Tong cac phan tu trong mang ', TongMang1C(A, N) );

            Readln;

END.

 Bài toán tương tự:

(1) Tính tổng các số nguyên dương chia hết cho 5.

Function TongSoChiaHet5( A:Mang20,  N:Integer):Integer;

Var S,i :Integer;

Begin

            S:=0;

            For i:=0 to N do

                  If(A[i] mod 5=0)

                        S := S+A[i];

            TongSoChiaHet5:= S;

End;

(2) Tính tổng các số nguyên tố trong mảng

Function LaSoNT( Var N:Integer) :Integer;

Var i:Integer;

Begin

            For i:=2 to N-1do

                  If(N mod i = 0) then

                        return 0

                  Else

                        return 1;

End;

Function TongSoNT(Var A : Mang20, Var N:Integer):Integer;

Var S,i:Integer;

Begin  

S:=0;

            For i:=0 to Ndo

                  If ( LaSoNT( A[i] ) ) then

                        S :=S+ A[i];

            TongSoNT :=S;

End;

Bài toán số 3.2: Đếm số lần xuất hiện của giá trị X trong mảng A. Đếm số lần xuất hiện của các phần tử trong mảng.

Ví dụ: A:        1   5   6   7   4   1   5   5   1   1

            X:        6

Kết quả:          So lan xuat hien X la 1

So lan xuat hien cua cac phan tu:

1   ==>   4                   5   ==>   3

6   ==>   1                   7   ==>   1

4   ==>   1                   1   ==>   4       …….

Hướng dẫn:

  • Viết hàm đếm số lần xuất hiện củat một giá trị X nào đó được nhập vào, và xem như X nhà là tham số cho việc đếm số lần xuất hiện của nó trong A
  • Viết hàm in ra số lần xuất hiên của tất cả các phần tử trong mảng, sử dụng lại hàm đã xây dựng ở trước.
  • Xây dựng chương trình  giải quyết bài toán trên gồm:
    • Khai báo mảng A, N phần tử.
    • Nhập / Xuất mảng A với N phần tử (lưu ý, phải có định nghĩa hàm nhập /xuất mảng).
  • Hai hàm này được sử dụng kết quả của bài toán 3.1
    • Nhập giá trị X cần đếm số là xuất hiện.
    • In số lần xuất hiện của X trong A. Ý tưởng:
      • Khởi tạo biến đếm ban đầu là 0.
      • Sử dụng vòng lặp i, lặp từ 1 đến N.
      • Đối với mỗi phần tử A[i], nếu A[i] = X thì tăng biến đếm lên 1
      • Kết thúc, giá trị biến đếm là số lần xuất hiện cử X trong A.
  • In số lần xuất hiện của các phần tử trong A.

 Các hàm xây dựng:

{ 1. Dem so phan tu A[i] trong mang bang gia tri X    }

Function DemPtuX(Var A : Mang20; N, X : Integer) : Integer;

Var i , Count : Integer;

Begin

            Count := 0;

            For i:=0 to N do

                        If ( A[i] = X ) then

                                    Count := Count + 1;

            DemPtuX := Count;

End;

 { 2. Dem so lan xuat hien cua tat ca cac phan tu trong mang  }

Procedure InSoLanXHcuaPTu( A:Mang20; N: Integer);

Var i :Integer;

Begin

    For i:=0 to N do

        Writeln( A[i] ,'  ===>  ', DemPtuX( A, N, A[i] ) );

End;

Source code chương trình chính:

BEGIN

            Clrscr;

            NhapMang1C( A, N );

            XuatMang1C( A, N );

            Write( 'Gia tri X:' );     Readln( X );

            Writeln( 'So lan xuat hien  trong A la:', DemPtuX(A, N, X) );

            InSoLanXHcuaPTu ( A, N );

            Readln;

END .

Cải tiến: Không in ra các phần tử được lặp lại.

Hướng dẫn: Đối với mỗi phần tử, trước khi in, kiểm tra xem nó xuất hiện trước nó hay không.

  • Nếu A[i] chưa xuất hiện trước nó, thì in ra số lần xuất hiện của A[i]
  • Nếu A[i] có xuất hiện trước nó, thì không in ra số lần xuất hiện của A[i] nữa, vì đã in ra số lần xuất hiện của phần tử có giá trị bằng A[i] rồi.

Mở rộng: In ra phần tử xuất hiện ít nhất và nhiều nhất trong mảng.

Bài toán số 3.3: Tìm kiếm và thay thế. Tìm kiếm vị trí xuất hiện của x trên mảng A. Thay thế những giá trị Ai là x thành y.

Ví dụ: A:        1   5   6   7   4   1   5   5   1   1

            X=5     Y=15

Kết quả:          Vi tri xuat hien X la 1

Ket qua thay the: 1   15   6   7   4   1   15   15   1   1

Hướng dẫn:

  • Xây dựng hàm tìm kiếm giá trị X trong mảng A, N phần tử. Sử dụng vòng lặp từ 0 đến N-1 để kiểm tra tất cả các giá trị Ai, nếu bằng x thì trả về vị trí i tìm thấy. Nếu thoát vòng lặp mà không tìm thấy thì trả về là –1.
  • Xây dựng hàm thay thế giá trị x bằng y tại vị trí tìm thấy đầu tiên. Tương tự như tìm kiếm, nhưng khi tìm thấy thì tiến hành gán giá trị mới cho Ai là y.
  • Xây dựng hàm thay thế tất cả các giá trị x bằng y tại mỗi vị trí tìm thấy. Sử dụng vòng lặp duyệt qua tất cả các giá trị của Ai, nếu Ai bằng x thì tiến hành gán thành y.

Các hàm xây dựng:

{ 1. Ham tim kiem gia tri X trong mang A voi N phan tu  }

Function TimKiem ( A:Mang20; N:Integer; X:Integer ):Boolean;

Var Flag : Boolean;

       i:Integer;

Begin

      Flag:=False;

      For  i:=0  to N do

            Begin

                        If (A[i] = x) then

                          Begin

                                    Flag:=True;

                                    Break;              {Tim thay  ==> Tra ve vi tri tim thay }

                          End;

            End;

       TimKiem:=Flag;

End;

{ 2. Thay the phan tu X dau tien tim thay trong mang bang gia tri Y    }

Function ThayThe(Var A:Mang20;Var N, x, y:Integer):Integer;

Var i:Integer;

Begin

       For i:=0 to N do

              If (A[i] = x) then

              Begin

      A[i] := y;               { Tim thay x ==> thay the thanh y }

                  Break;                   { Cham dut qua trinh thay the}

              End;

       ThayThe := i;

End; 

{ 3. Thay the tat ca cac phan tu co gia tri X tim thay bang gia tri Y    }

Procedure ThayTheTatCa (Var A:Mang20; Var N, x,y:Integer);

Var i:Integer;

Begin

       For i:=0 to N do

              If(A[i] = x) then                    { Tim thay x ==> thay the thanh y }

                     A[i] := y;

End;

 Source code chương trình chính

BEGIN

       NhapMang1C(A, N);                   { Ham nhap xuat khong lam lai nua }

       XuatMang1C(A, N);                    { Su du let qua o truoc  }

       Write('Gia tri x:'); Readln(x);

       If (TimKiem(A,N,x)) then

              Writeln( 'Tim thay tai vi tri  trong mang A.', x, k )

       Else

              Writeln( 'Khong tim thay trong mang A', x );

       Write('gia tri y:');  Readln(y);

       ThayThe(A, N, x, y);

       Writeln('Ket qua thay the ',x, y);

       XuatMang1C(A, N);

       ThayTheTatCa(A, N, x, y);

       Writeln('Ket qua thay the tat ca la:',x, y);

       XuatMang1C(A, N);

       Readln;

END.

Mở rộng:  

+ Tìm kiếm các cặp 2 phần tử gần nhau có tổng chia hết cho 10. Thay thế các phần tử đó bằng tổng của chúng.

Ví dụ: A:  1   19   62   7      8   32   12

Ket qua: 20   20   62   7    40   40   12

Procedure ThayTheBangTong(Var A:Mang20; N:Integer; X, Y:Integer);

Var i,k:Integer;

Begin

       For i:=0 to N do

              If( (A[i-1]+A[i]) mod 10 = 0) then

              Begin

                      k := (A[i-1]+A[i]);

                     A[i-1] := k;

                     A[i] := k;

              End;

End;

Bài toán số 3.4: Kiểm tra mảng có đối xứng hay không? Kiểm tra mảng có tăng dần hay không?

Mảng đối xứng là mảng có phần tử Ai = AN-i-1

Nếu mảng không phải là mảng tăng dần, hãy sắp xếp nó thành mảng tăng dần.

Ví dụ: Mảng A:          1   15   6   7   4   7   6   15   1

Kết quả:          Mang A doi xung, Mang A khong phai la mang tang dan

Mảng A:          2   5   6   7   14   17   26   26   31

Kết quả:          Mang A khong doi xung, Mang A khong phai la mang tang dan

Hướng dẫn:

  • Xây dựng hàm int KtraDoiXung( A, N ) để kiểm tra tính đối xứng của mảng. Ý tưởng: Giả sử mảng A là mảng đối xứng, sử dụng vòng lặp để tìm kiểm một cặp đối xứng bất kỳ nhưng lại có giá trị không bằng nhau, khi đó trả về là mảng không đối xứng . Ngược lại là không tìm thấy nên mảng là mảng đối xứng .
  • Xây dựng hàm int KtraMangTang( A, N ) để kiểm tra xem mảng A có phải là mảng tăng hay không. Mảng tăng là mảng có các phần tử đứng sau không nhỏ hơn phần tử đứng trước nó. Ý tưởng: Giả sử mảng A là mảng tăng, sử dụng vòng lặp để kiểm tra có tồn tại phần tử nào nhỏ hơn phần tử đứng trước nó hay không, nếu có thì trả về là mảng không không phải là mảng tăng (return 0). Ngược lại là không tìm thấy nên mảng là mảng tăng (return 1).
  • Xây dựng hàm Function SxepMangTang( A, N ) để sắp xếp mảng A thành mảng tăng dần. Ý tưởng: Sử dụng 2 vòng lặp lồng nhau để kiểm tra hai phần tử tại vị trí i, j nếu i < j mà A[i] > A[j] thì hoán đổi giá trị của chúng.
  • Xây dựng  chương trình để thể hiện kết quả đánh giá trên.

Các hàm xây dựng:

{ 1. Ham kiem tra mang doi xung  }

Function KtraDoiXung (A:Mang20; N:Integer ) : Boolean;

Var Flag:Boolean;

      i :Integer;

Begin

        Flag:=True;

        For  i :=1 to N do

              If(A[i] <> A[N-i  +1]) Then

                     Flag :=False;       { Cham dut kiem tra, ket qua qua trinh : khong doi xung }

        KtraDoiXung :=Flag;

End;

{ 2. Ham kiem tra mang tang   }

Function KtraMangTang ( A:Mang20; N :Integer) : Boolean;

Var Flag : Boolean;

      i :Integer;

Begin

       Flag := True;

       For i :=1 to N do

              If(A[i] < A[i-1]) Then

                     Flag :=False;         { Cham dut kiem tra, ket qua qua trinh : khong tang }

       KtraMangTang :=Flag;

End;

{ 3. Thu tuc sap xep mang tang   }

Function  SxepMangTang (A:Mang20; N:Integer ):Integer;

Var i ,j,k :Integer;

Begin

       For i :=1 to N do

              For  j :=1 to N do

                     If ( (i<j) and (A[i] > A[j]) ) then

                     Begin

                            k := A[i];                 { Tien hanh hoan doi gia tri A[i], A[j] }

                            A[i] := A[j];             { cho nhau thong qua bien tam k }

                            A[j] := k;

                     End;

End;

Source code chương trình chính:

BEGIN

       Clrscr;

       NhapMang1C(A, N);                   { Ham nhap xuat khong nhac lai nua }

       XuatMang1C(A, N);                    { Su dung ket qua o truoc }

       If ( KtraDoiXung (A, N ) ) then

              Writeln( ' Mang A doi xung.')

       Else

              Writeln(' Mang A khong doi xung.');

       If ( KtraMangTang (A, N ) ) then

              Writeln( 'Mang A la mang tang ')

       Else

       Begin

              Writeln( 'Mang A khong phai la mang tang. ');

              SxepMangTang( A, N );

              Writeln( 'Ket qua sap sep:');

              XuatMang1C(A, N);

       End;

       Readln;

END .

 Mở rộng:

  • Kiểm tra mảng A chỉ chứa toàn những số nguyên tố?
  • Kiểm tra mảng giảm dần, Sắp xếp mảng giảm dần.
  • Sắp xếp mảng A có các số dương tăng dần, các số âm giảm dần.
Function SxepDuongTangAmGiam ( A[]:Mang20,  N:Integer );

Var i ,j ,k:Integer;

Begin

       For i:=1 to N do

              For j:=1 to N  do

                     If ( ( (i<j)and (A[i] > A[j]) and (A[i]>0) and (A[j]>0)) or

                         ((i<j) and ( A[i] < A[j] ) and ( A[i]<0) and ( A[j]<0))) then

                     Begin

                             k := A[i];      { Tien hanh hoan doi gia tri A[i], A[j]}

                            A[i] := A[j];             { thong qua bien tam k }

                            A[j] := k;

                     End;

End;

+ Kiểm tra mảng A là một chuỗi cấp số cộng có công sai k = 5?

Ví dụ: 1   6   11   16   21   26   31

Function KtraMangCapSoCong (A:Mang20;  N:Integer; k:Integer):Boolean;

Var flag :boolean;

       i :Integer;

Begin

       for i:=1 to N do

              if(A[i] < > A[i-1] + k) then

                     flag:=false;                     { Cham dut, ket qua: khong phai}

       KtraMangCapSoCong:=flag; {Ket qua kiem tra la mang cap so cong}

End;

Bài toán số 3.5: Viết thủ tục và chương trình chèn phần tử X vào vị trí k trong mảng A, N phần tử. Xoá phần tử ở vị trí h trong mảng A.

            Ví dụ: A :        12    2   3     6     5     17

                        X = 20 ,           k = 3                h = 2

Kết quả chèn:  12    2   3     20   6     5    17

Kết quả xoá:    12    2   20   6     5    17

Hướng dẫn:

  • Viết thủ tục chèn một phần tử X vào vị trí k nào đó cho mảng A (có N phần tử). Ý tưởng thuật toán:
    • Dịch chuyển các phần tử từ vị trí k đến N-1 lùi một vị trí, trở thành các phần tử từ vị trí k+1 đến N. Lưu ý, để tránh trường hợp các phần tử đè lên nhau, giải thuật phải tiến hành di dời các phần tử sau trước….đến các phần tử k sau.
    • Gán giá trị cho A[k] là x.
    • Tăng số lượng phần tử của A lên 1, như thế N phải được truyền theo dạng tham biến
  • Viết thủ tục xoá một phần tử ở vị trí k trên mảng A (có N phần tử). Ý tưởng thuật toán:
    • Dịch chuyển các phần tử từ vị trí k đến N-1 tiến về trước một vị trí, trở thành các phần tử từ vị trí k-1 đến N-2.
    • Giảm số lượng phần tử của A xuống 1, như thế N phải được truyền theo dạng tham biến .

Nội dung các thủ tục chính xây dựng:

{ 1. Thu tuc chen phan tu }

Procedure ChenPhanTu( A:Mang20;Var N : Integer; k, X:Integer);

Var i :Integer;

Begin

For i:=N downto k+ 1 do

            A[i] := A[i-1];

      A[k] := X;

      N:=N+1;

End;

{ 2. Thu tuc xoa phantu }

Procedure XoaPhanTu( A:Mang20; Var N ,k:Integer);

Var i :Integer;

Begin

       For  i:=k to N-1 do

              A[i] := A[i+1];

       N:=N-1;

End; 

Source code chương trình chính:

BEGIN

       NhapMang1C(A, N);                   { Ham nhap xuat khong lam lai nua }

       XuatMang1C(A, N);                    { Su du let qua o truoc }

       Write('Gia tri x:'); Readln(x);

       Write('Vi tri k,h:');            Readln(k,h);

       Writeln('Ket qua chen vao la:');

       ChenPhanTu(A, N, k, x);

       XuatMang1C(A, N);

       Writeln('Ket qua xoa phan tu o vi tri la:', h);

       XoaPhanTu(A, N, h);

       XuatMang1C(A, N);

       Readln;

END.

 

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 9.5 (35 votes)
Ảnh của Binh Tran Thanh

Drupal Consultant

Started my career as a drupal8 developer in EM Solutions . I love learning Web technologies like HTML, CSS, PHP, Jquery Ajax and Drupal backend . Currently working as a drupal backend developer.

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 

Martina Colombari tiết lộ sở thích sex của cựu danh thủ Costacurta - CLB AC Milan

Hoa hậu nước Ý năm 1991 Martina Colombari vừa hé lộ cuộc sống riêng tư với chồng là cựu danh thủ Alessandro Costacurta, và thừa nhận chuyện “sex” với cầu thủ này đã huỷ hoại

Drupal tại sao chọn - Why choose Drupal?

Drupal tại sao chọn - Why choose Drupal?

Drupal is the leading open source content management system for developing sophisticated, flexible and robust websites, social media networks and applications.

On grids in design (and announcing the Square Grid Drupal theme)

Square Grid Drupal: Lưới thiết kế theme

Grids. They're powerful. They're helpful. They can make design work much easier. (And occasionally harder.) They can be used for good or ill. And they can trap the designer in a cage of vertical and horizontal bars.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung