Tuần thứ 35 đến tuần thứ 40 của thời kỳ mang thai

Mang thai tuần thứ 35

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung nên cách trên rốn khoảng 15cm (6 inch). Đến lúc này, bạn nên tăng cân khoảng từ 12 đến 14,5kg (24 đến 29 pound ). (Nếu bạn có các thắc mắc liên quan đến tăng trọng hay chiều cao đáy chậu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ) Nếu bạn bị khó thở là vì tử cung bạn ở dưới khung xương sườn, khiến bạn thấy khó thở.

Đến cuối thai kỳ bé của bạn sẽ rơi, được gọi là sa bụng. Bé bắt đầu nằm sâu trong khung xương chậu và điều này làm giảm sức ép lên cơ hoành, nên bạn không bị khó thở nữa. Sa bụng có thể tăng sức ép lên bàng quang của bạn, làm bạn phải đi vệ sinh nhiều.

2. Bé to chừng nào?

Bé bắt đầu tăng trưởng và phần lớn dài từ 40 đến 45cm (15 ¾ đến 18 inch ) và nặng 2,75 đến 3kg (5 ½ đến 6 pound ).

3. Bé thay đổi thế nào?

Phần lớn sự tăng trưởng của bé hoàn tất vào tuần 35. Thận bé đã phát triển hoàn toàn, gan bắt đầu lọc chất thải. Vì bé đã lớn lên rất nhiều nên bạn sẽ nhận thấy rằng bé sẽ không tập thể dục nhịp điệu nữa. Chỉ có đủ chỗ để nhào lộn thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy bé cử động. Trò đấm bốc hàng ngày của bé cũng sẽ giữ nguyên. Việc đếm cử động của bé sẽ được thảo luận trong phần sau.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Từ tuần 35 đến 36 bác sĩ của bạn sẽ có thể bắt đầu khám bạn mỗi tuần một lần đến khi bạn sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đếm các cử động của bé nếu bạn chưa làm. Trường Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo bạn nên đo thời gian cảm thấy 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn. Điều chủ yếu để biết điều này là theo dõi các cử động:

  • Lý tưởng là bạn muốn cảm thấy ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ
  • Sử dụng một cuốn sổ tay hay đồ thị đo bé đạp để ghi lại các cử động
  • Nếu bạn không cảm thấy được 10 cái đạp trong vòng 2 giờ, hãy đợi một vài giờ và thử lại lần nữa
  • Nếu bạn vẫn không cảm thấy nhiều cử động, hãy đảm bảo đã đọc thông tin của chúng tôi về việc đếm bé đạp và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn:

Khi ngày sinh bé là còn vài tuần nữa, bạn cần bắt đầu tìm một bác sĩ nhi khoa cho bé. Trao đổi với bác sĩ sản khoa/ bác sĩ phụ khoa hay bà mụ và gia đình, bạn bè để xem họ có giới thiệu bác sĩ nào tại khu vực bạn ở không. Đây là lúc thích hợp để hỏi về các thông tin liên quan về số điện thoại ngoài giờ, đường dây điện thoại y tá, chủng ngừa, các quy định về xếp lịch và hủy lịch hẹn...

6. Dành cho ba của bé:

Bạn muốn tham gia vào việc bé ra đời như thế nào? Hãy thảo luận các chọn lựa khác nhau với mẹ bé và bác sĩ. Họ có đồng ý cho bạn cắt cuống rốn hay quay phim sự sinh nở không? Tốt nhất là tìm ra câu trả lời ngay từ trước. Điều này giúp bạn có thời gian cho bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Mang thai tuần thứ 36

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Khối lượng cơ thể thai nhi vẫn tiếp tục tăng (khoảng 1 ounce = 28,35g một ngày). Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận ra sự thay đổi về khối lượng cơ thể mình. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy thai nhi đủ lớn và thấy mệt vì cơ thể mình quá “to”. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, thai nhi sẽ an toàn trong bụng mẹ cho đến ngày chào đời.

Vào thời kỳ này, bạn sẽ nhận ra dạ con co bóp càng lúc càng nhiều. Những cơn đau này xuất hiện báo hiệu cho bạn biết rằng mình đang trong giai đoạn sinh con rồi đấy. Vì thế, nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình sắp sinh con nhưng thực tế không phải thế. Nó có thể làm họ thất vọng nhưng khi cơn đau cơ xuất hiện nhiều, tốt hơn hết, bạn nên nhờ người thân đưa vào bệnh viện.

2. Bé to chừng nào?

Thai nhi vẫn phát triển. Bé có thể dài 40 đến 47,5 cm (16 – 19 inch) và nặng khoảng 1,7 đến 2 kg (5 ¾ - 6 ¾ pao).

3. Bé thay đổi thế nào?

Lông tơ xuất hiện trên da thai nhi bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày bảo vệ da thai nhi khi ngâm trong dịch ối. Bé có thể nuốt cả hai chất này. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi. Đầu thai nhi ở tư thế chúi xuống. Tuy nhiên, nếu duy trì tư thế này, thai nhi sẽ không bị đau. Nếu vào những tuần tiếp theo, thai nhi vẫn không ở tư thế này thì bạn nên tìm đến bác sĩ để thực hiện việc xoay đầu thai nhi. Để biết thêm thông tin có liên quan đến thủ tục này, các bạn có thể tìm đọc phần Sinh Ngược.

 

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào tuần này, bạn cần chuẩn bị:

  • Tiêm chống khuẩn cầu nhóm B.
  • Thảo luận về việc xoay đầu thai nhi (EVC) nếu xuất hiện dấu hiệu sinh ngược.
  • Biết về việc phải cắt bỏ cổ tử cung hay về việc xoay đầu thai nhi.

Chuẩn bị vào bệnh viện có lẽ là công việc khó khăn. Giờ đây, thai nhi của bạn đang ở tuần 36 và tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị trước tất cả. Hãy gặp những phụ nữ từng sinh con và nghe lời khuyên của họ cho việc sinh con.

Sau đây là những điều các bà mẹ cần ghi nhớ để chuẩn bị cho bản thân:

  • Thẻ bảo hiểm y tế.
  • Miếng lót ngực – Bạn cần chuẩn bị dụng cụ này trước khi sinh con và cho con bú.
  • Chuẩn bị đồ dùng – Chọn những đồ dùng thích hợp khi bạn đang mang thai 6 tháng.
  • Băng vệ sinh – Nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi họ mang vật này.

Chuẩn bị cho bé:

  • Ghế ngồi và miếng lót đầu cho trẻ sơ sinh – Bạn không thể rời khỏi bệnh viện mà không có những món đồ này, bao gồm cả tài liệu hướng dẫn sử dụng.
  • Đồ dùng cho trẻ ở nhà.
  • Tã cho trẻ sơ sinh.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn:

Nếu không cảm thấy thoải mái, các bà mẹ có thể dùng áo ngực dành cho bà mẹ cho con bú. Loại áo ngực này hỗ trợ cho bạn rất nhiều kể cả trước khi bạn sinh con. Bạn có thể mặc nó ngày nếu thấy thoải mái.

6. Dành cho ba của bé:

Lúc này, bạn cần giúp vợ chuẩn bị hành lý để vào bệnh viện. Dưới đây là những đồ dùng bạn có thể chuẩn bị:

  • Quần áo.
  • Áo ngủ nếu ngủ qua đêm.
  • Đồ tắm – Đây là đồ dùng khá quan trọng nếu bạn muốn vợ tắm trong quá trình mang thai hay sử dụng bể tắm lớn trong quá trình sinh con.
  • Đồng hồ.
  • Máy quay phim – Đảm bảo bạn có những đoạn băng ghi âm hay ghi hình, pin ...

Mang thai tuần thứ 37

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Nếu chú ý kỹ, bạn sẽ nhận ra thai nhi chỉ thay đổi chút ít vào khoảng thời gian này. Lúc này, bạn không nhận ra cân nặng của mình thay đổi. Tuy nhiên, bạn sẽ tăng khoảng 11,35 – 16 kg (khoảng 25 – 35 pound). Luợng dịch ối cũng giảm dần vào tuần thứ 37. Những cơn đau dạ con càng xuất hiện thường xuyên hơn.

Khi chuẩn bị sinh con, cổ tử cung của bạn bắt đầu mở rộng ra và nước nhầy ra nhiều hơn. Trong thời gian mang thai, nước nhầy làm bịt kín cổ tử cung để tránh tình trạng thai nhi bị nhiễm trùng. Trước khi sinh, lượng nước nhầy sẽ ra trước và thai nhi ra sau. Lượng nước nhầy đổ ra báo hiệu cổ tử cung của bạn đang mở và bạn sắp sinh bé. Việc sinh con có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hay vài tuần. Lúc ấy, cổ tử cung luôn mở. Để biết thêm thông tin, xem phần Thiếu dịch nhầy.

2. Bé to chừng nào?

Lúc này, thai nhi dài khoảng 41,25 - 49 cm (khoảng 16 ½ - 19 ½ inch) và nặng 2,7 - 3,2 kg (6 - 7 pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Vào cuối tuần này, thai nhi vẫn được tính là đủ tháng. Tuy nhiên, nó vẫn còn nằm trong tử cung cho đến khi có dấu hiệu chuẩn bị chào đời. Nếu thai nhi không chuyển đầu xuống, bạn nên cùng chồng đến tìm gặp bác sĩ để bàn về vấn đề này.

Có nhiều cách để xoay thai nhi. Hầu hết, chúng đều là những kỹ thuật tự nhiên và kỹ thuật y khoa. Bạn nên nhớ rằng tình trạng sinh ngược xuất hiện ở 1 trong số 25 trẻ sinh đủ tháng. Để biết thêm thông tin có liên quan đến việc sinh ngược và cách xoay thai nhi, bạn có thể xem thêm phần Sinh ngược.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn nên hoàn thành khóa học sinh con và tiếp tục chuẩn bị những thứ khác khi bé chào đời. Bạn phải đảm bảo rằng hành lý được chuẩn bị sẵn. Đồng thời, bạn cần vào bệnh viện thực hiện những cuộc kiểm tra để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Thường thì các bà mẹ chỉ cần chờ đợi cho đến ngày sinh bé. Tuy nhiên, vì không biết khi nào ngày trọng đại ấy đến nên các bạn không thể chuẩn bị chu đáo ngay khi sinh bé. Nếu có thể, bạn cần chuẩn bị trước tất cả trước khi sinh bé. Nhiều phụ nữ chuẩn bị chu đáo đến nỗi làm cho nhà của mình gọn gàng và sạch sẽ. Sau khi sinh bé và cùng bé về nhà, mọi thứ có thể vô cùng hỗn độn. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị trước để nhà cửa gọn gàng. Ngoài ra, một thành viên trong gia đình có thể chuẩn bị sẵn thực đơn để gia đình dùng bữa trưa nhanh chóng. Hơn thế nữa, bạn có thể ra ngoài mua thức ăn rồi tự nấu hoặc chuẩn bị sẵn thức ăn rồi hâm nóng lại.

6. Dành cho ba của bé

Bạn có thể làm gì để giúp vợ trong giai đoạn cuối này? Cô ấy có nhắc nhở bạn bao nhiều lần về việc đặt giường cũi hay sơn lại phòng cho con mình không? Có lẽ cô ấy thích tự mình dọn dẹp việc nhà và cũng cần sự giúp đỡ của bạn nữa. Ngoài ra, bạn cần giúp vợ hoàn tất công việc mà cô ấy đề nghị và đưa cô ấy đi dạo trước khi sinh con.

Mang thai tuần thứ 38

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Vào thời điểm này, chân bạn có thể sẽ bị sưng phồng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì hiện tượng này khá bình thường trong quá trình bạn mang thai, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, nếu tay hoặc mặt của bạn sưng quá nhiều rồi sau đó chân và mắt cá của bạn cũng sưng phồng lên thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Có lẽ, bạn mắc phải chứng tăng huyết áp trong quá trình mang thai, hay còn gọi là tiền sản giật hoặc chứng tăng huyết áp đột ngột. Ba tên gọi này đều có chung một triệu chứng. Để biết thêm thông tin về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo thêm phần Chứng tăng huyết áp phát sinh trong quá trình mang thai (PIH): Tiền sản giật hay Chứng tăng huyết áp đột ngột.

2. Bé to chừng nào?

Kích thước thai nhi thay đổi, thường thì thai nhi dài khoảng 42,5 – 50 cm (17 – 20 inch) và nặng khoảng 2,8 – 3,4kg (6 ¼ - 7 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ quan chủ yếu của bé đã phát triển hoàn thiện và có đầy đủ chức năng, ngoại trừ hai cơ quan: não và phổi. Hai cơ quan này chỉ hoạt động khi thai nhi chào đời. Tuy nhiên, hai cơ quan này vẫn phát triển trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến việc đứa bé chào đời sẽ trông như thế nào. Có lẽ bạn muốn con mình có mái tóc đỏ hung, có cặp mắt giống cha nó hay cao ráo như ông ngoại. Nếu cả cha và mẹ có đôi mắt nâu hoặc đen thì đứa bé sinh ra cũng có mắt nâu hoặc đen. Nếu khi sinh ra, bé có màu mắt nâu hoặc đen thì khi lớn lên, màu mắt bé vẫn thế. Tuy nhiên, nếu mắt bé màu xám hay xanh da trời thì có hai trường hợp xảy ra. Một là màu mắt bé không đổi khi trưởng thành. Thứ hai, màu mắt bé có thể chuyển sang xanh lá, nâu đỏ hay nâu. Thường thì hiện tượng này xuất hiện khi con bạn được 9 tháng tuổi.

 

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bác sĩ sẽ bàn với bạn những vấn đề sau nếu bạn chưa biết:

  • • Bạn sẽ gọi cho ai khi bạn nghĩ mình sắp sinh con và khi nào thì bạn gọi cho người đó?
  • • Sinh sớm ở nhà.
  • • Vấn đề y khoa.
  • • Chứng tăng huyết áp xuất hiện trong quá trình mang thai (PIH).
  • • Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
  • • Bệnh thiếu máu.
  • • Những vấn đề phát sinh bên trong dạ con (IUGR).
  • • Chuyển động của thai nhi bị giảm.
  • • Thai nhi ở vị trí không đúng.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nếu bác sĩ chẩn đoán rằng thai nhi nằm không đúng vị trí thì họ sẽ thực hiện việc siêu âm để chắc chắn. Đây là cơ hội để bạn nhìn thấy con mình trước khi nó chào đời. Thai phụ nên kiểm tra sự căng thẳng trong những tuần cuối thai kỳ. Cuộc kiểm tra mức độ căng thẳng của các bà mẹ có thể được thực hiện ở văn phòng bác sĩ hay ở bệnh viện. Bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống và được gắn vào bụng một màn hình. Sau đó, bạn sẽ ấn nút màn hình nếu cảm thấy thai nhi cử động và màn hình này sẽ ghi nhận lại nhịp tim của thai nhi. Tuy nhiên, thực hiện những cuộc kiểm tra này có thể làm bạn mệt mỏi. Thế nhưng đây chính là cơ hội để bạn cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con. Có nhiều bà mẹ cảm thấy vui vào khoảng thời gian này vì họ có thể nghe được nhịp tim của con mình.

6. Dành cho ba của bé

Bạn có chuẩn bị hành lý cho vợ để cô ấy vào bệnh viện sinh con chưa? Nếu chưa, bạn cần phải làm ngay và chuẩn bị cho thật kỹ vì bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Có nhiều ông bố muốn tặng cho con trai hoặc con gái của mình một món quà đặc biệt. Nó có thể là món đồ chơi, quả bóng, búp bê, sách hay thú nhồi bông. Nếu muốn thế, bạn cần phải chuẩn bị trước ngay từ bây giờ. Ngoài ra, vợ bạn cũng cần một món quà nữa chứ. Điều này làm cô ấy biết rằng bạn yêu và trân trọng cô ấy biết bao. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, món quà không cần thiết phải quá đắt mà bạn chỉ cần mua món quà nào đó biểu hiện tình thương và sự quan tâm của mình mà thôi.

Mang thai tuần thứ 39

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Vào một hay hai tuần cuối cùng, bạn thường không gặp phải sự thay đổi nào cả. Có lẽ bạn không tăng cân hay không nhận ra rằng bụng mình to hơn. Nhưng thực tế, sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra. Càng gần thời gian sinh, bạn càng nép mình hơn. Vấn đề là quá trình cổ tử cung mở ra chuẩn bị sinh con. Sau khi thai nhi được đẩy đến khung xương chậu, sẽ càng gần cổ tử cung hơn. Dần dần, cổ tử cung sẽ mềm hơn, ngắn hơn và mỏng hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe người ta nói quá trình này là “thời kỳ chín mùi” hay “thời kỳ cổ tử cung mỏng đi.”

2. Bé to chừng nào?

Bây giờ, thai nhi dài khoảng 45 – 51,25 cm (18 – 20 ½) và nặng khoảng 2,9 – 3,6 kg (6 ½ - 8 pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển. Lớp mỡ dưới da hình thành. Lớp mỡ này khá quan trọng vì nó giúp nhiệt độ cơ thể bé ổn định khi chào đời. Ngoài ra, thai nhi cũng bắt đầu hình thành tế bào da mới thay cho tế bào da cũ.

Hình ảnh

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Thực sự, khi vào giai đoạn này, bạn không cần phải lo gì cả. Dù là sinh con đầu lòng hay sinh đứa thứ mấy đi nữa thì bạn cũng chỉ chờ đợi cho đến khi thai nhi chào đời mà thôi. Vì thế, bạn cần dành thời gian cho mình, cho chồng, gia đình và bè bạn.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Dù thời điểm sinh con đã đến rất gần nhưng bạn vẫn muốn cảm nhận được những cử động thai nhi. Có nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ nên đếm số lần thai nhi đạp như đã nói ở Tuần thứ 35. Ngoài ra, bạn có thể sắm vài thứ cho đứa con chuẩn bị chào đời của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng khi mua đồ vì bạn không biết chính xác giới tính của thai nhi và có thể chọn nhầm kích thước hay màu sắc. Dù siêu âm giúp bạn biết kích thước và giới tính của thai nhi nhưng không phải lúc nào nó cũng chính xác. Nếu không chú ý đến điều này, có thể bạn sẽ gặp nhiều rắc rối đấy.

6. Dành cho ba của bé

Hãy bắt đầu nói với vợ việc sẽ mời ai đến ngay ngày con mình chào đời. Vợ bạn có muốn một mình không? Hay vợ bạn muốn quanh mình là bạn bè và người thân trong gia đình? Giờ đây là thời điểm tốt nhất để bạn mời họ đấy! Các ông bố hãy dành chút ít thời gian để sắp xếp việc này nhé!

Mang thai tuần thứ 40

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Trong quá trình này, đầu thai nhi ló ra thông qua âm đạo vào mỗi lúc cơn đau xuất hiện. Khi vẫn thấy được đầu thai nhi và đầu thai nhi không bị tụt vào trong thì thai nhi vẫn bình thường. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy nóng bức hay đau nhói. Người ta thường gọi quá trình thai nhi làm âm đạo mở ra là “chiếc vòng lửa”. Lúc này, bạn không nên thở mạnh để cố đưa thai nhi ra ngoài. Nếu làm thế, bạn sẽ làm rách âm hộ. Cảm giác thấy nóng bức hay đau nhói chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình không thể cử động được nữa. Đó là vì đầu thai nhi làm căng mô âm đạo. Lúc này, mô âm đạo khá mỏng và các sợi thần kinh bị nghẽn. Kết quả là bạn có cảm giác bị tê cóng.

Phương pháp tránh trường hợp trên xảy ra:

  • • Cúi người và dùng hai tay chống xuống đất.
  • • Cố làm giãn các cơ đáy chậu (các lớp cơ và mô nằm giữa âm đạo và trực tràng).
  • • Tập trung sức lực để thực hiện kỹ thuật hít thở.
  • • Cố chịu những cơn đau co thắt trong thời gian này.

2. Bé to chừng nào?

Thai nhi sẽ dài khoảng 47,5 - 52,5 cm (khoảng 19 - 21 inch) và nặng khoảng 3,06 - 4,5 kg (khoảng 6 ¾ - 10 pound). Nếu thai nhi là trai thì sẽ to hơn vì thường thì bé trai thường lớn hơn bé gái.

3. Bé thay đổi thế nào?

Xương thai nhi sẽ trở nên cứng ngoại trừ phần sọ. Xương sọ của thai nhi vẫn mềm để có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung và âm đạo. Vì thế, đầu thai nhi có hình chóp trong những ngày đầu sau khi sinh. Thai nhi có hai phần khá mềm trên đầu, hay còn gọi là hai thóp để có thể dễ dàng ra khỏi bụng mẹ. Thóp trước trở nên cứng hơn vào giữa tháng thứ tám và tháng thứ mười lăm. Thóp sau trở nên cứng vào khoảng giữa tháng thứ ba và tháng thứ tư.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Trong giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị cho những cuộc kiểm tra sau:

  • • Cuộc kiểm tra về tình trạng căng thẳng của các bà mẹ.
  • • Chỉ số dịch ối (AFI).
  • • Siêu âm ghi nhận tâm sinh lý của bà mẹ.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết những tình trạng có thể xảy ra như:

  • • Khả năng sinh non hay sinh muộn.
  • • Uống thuốc để kích thích sinh (có sự hướng dẫn của bác sĩ).
  • • Khả năng sinh bị cắt bỏ tử cung.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Khi đã chào đời, bé cần thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên, đó là kiểm tra APGAR. Bạn cũng đừng quá thất vọng vì hiếm có bé nào đạt được điểm số tuyệt đối ở phần kiểm tra này. Dù cuộc kiểm tra này là sự đánh giá đầu tiên của bé nhưng nó không cho chúng ta biết được sự thông minh hay hành vi của bé trong tương lai.

Cuộc kiểm tra APGAR là cuộc kiểm tra nhanh, kiểm tra tổng thể trẻ sơ sinh. Cuộc kiểm tra này có thể được thực hiện ngay sau khi bạn sinh bé. Điểm số được ghi nhận khoảng một hay năm phút. Nếu kiểm tra trong một phút mà bé có điểm số từ 7 – 10 thì điều này cho thấy bé cần được chăm sóc nhiều hơn sau khi chào đời. Còn trong cuộc kiểm tra 5 phút, nếu điểm số của bé khoảng 7 – 10 thì chúng ta nên yên tâm vì nó cho thấy bé rất bình thường.

6. Dành cho ba của bé

Bạn và vợ có thể tìm hiểu những phương pháp có ích khi vợ mình bắt đầu sinh con. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải gặp, nói chuyện với những người từng sinh con để rút kinh nghiệm hoặc gặp bác sĩ. Hầu hết những phương pháp này thường không mấy hiệu quả cũng như đôi khi nó an toàn và không an toàn.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (2 votes)